ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN


SƠ CỨU BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG

Gãy xương là một tình trạng mất tính liên tục của xương, nó có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức từ một vết rạn cho đến một sự GÃY HOÀN TOÀN CỦA XƯƠNG.

1. NGUY? NHÂN GÂY GãY XưƠNG.

Gãy xương thường là do tác động của một lực vào xương. Lực náy có thể bắt đầu từ bên ngoài của cơ thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.

Trực tiếp: nếu do lực trực tiếp thì đường gãy thường cắt ngang thẳng qua xương và ổ gãy ở ngay vùng bị ảnh hưởng (H.198).

Gián tiếp: Lực gián tiếp thường gây ra gãy xoắn. GÃY THƯỜNG Ở XƯƠNG NƠI BỊ LỰC TÁC động vào ví dụ: ngã chống tay có thể gây nên gãy xương đòn (H.199).

Hình 198. Gãy xương do lực trực tiếp

HÌNH 199. GÃY XƯƠNG DO LỰC GIÁN TIẾP

2. các loại gãy xương

Gãy xương được chia làm 2 loại chính: gãy xương kín và gãy xương hở và cả 2 đều có thể là gãy xương biến chứng.

Gãy xương kín: (H.200)

Là loại gãy xương mà tổ chức da ở vùng xung quanh or gãy không bị tổn thương hoặc có thể tổn thương nhưng không thông với ổ gãy.

Gãy xương hở (H.201)

Là loại gãy xương khi có tổn thương thông từ bề mặt của da với ổ gãy hoặc 1 đầu xương gãy chòi ra ngoài.

Gãy xương hở là một tổn thương nghiêm trọng vì không những nó gây nên chảy máu ngoài trầm trọng mà còn vì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào or gãy gây nên những biến chứng nhiễm khuẩn rất nặng nề khó điều trị.

Gãy xương biến chứng (H.202)

Cả gãy xương hở và gãy xương kín đều được coi là gãy xương biến chứng khi có một tổn thương kèm theo ví dụ khi đầu xương gãy làm tổn thương dây thần kinh và mạch máu hay một tổ chức, cơ quan nào đó hoặc khi gãy xương kết hợp với trật khớp.

Hình 200. Gãy xương kín

Hình 201. Gãy xương hở

HÌNH 202. GÃY XƯƠNG BIẾN CHỨNG

3. TRIệU CHứNG Và DấU HIệU CHUNG

- Nạn nhân có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng kêu "răng rắc" của xương gãy.

- Ðau ở chỗ chấn thương hoặc gần vị trí đó. Ðau tăng khi vận động.

- Giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động.

- Có phản ứng tại chỗ gãy khi ấn nhẹ lên vùng bị thương

- Sưng nề và sau đó bầm tím ở vùng chấn thương

- Biến dạng tại vị trí gãy: ví dụ chi gãy bị ngắn lại, gập góc hoặc xoắn vặn, v.v..

- Khi khám có thể nghe hoặc cảm thấy tiếng lạo xạo của 2 đầu xương gãy cọ vào nhau.

Không được cố gắng tìm dấu hiệu này vì làm nạn nhân rất đau.

Có thể có triệu chứng của sốc.

Tình trạng sốc thường xảy ra và được nhận thấy rõ trong các trường hợp gãy xương đòn hoặc vỡ xương chậu.

Chú ý:

Không phải tất cả các xương, đều có những dấu hiệu và triệu chứng trên. Ðể tìm ra những dấu hiệu của gãy xương phải chủ yếu dựa vào sự quan sát, đừng cho vận động bất kỳ nơi nào của cơ thể nếu không cần thiết. Nếu có thể thì hãy so sánh chi bị thương với chi lành.

Nếu có sự kết hợp của 2 hay 3 triệu chứng của các triệu chứng kể trên hoặc nếu nạn nhân có biểu hiện của tình trạng sốc và đau nhiều ở chi hoặc nếu có nghi ngờ về tính nghiêm trọng của một chấn thương THÌ HÃY XỬ TRÍ NHƯ MỘT TRƯỜNG HỢP GÃY XƯƠNG.

4. mục đích

4.1. Giảm đau

- Chống đau cho nạn nhân: Tuyệt đối không vận động phần bị tổn thương nếu không cần thiết. Nếu có điều kiện thì nên phong bế novocain quanh ổ gãy hoặc tiêm morphin dưới da nếu không có tổn thương sọ não, ổ BỤNG... KÈM THEO (DÙNG THEO CHỈ ÐỊNH của thầy thuốc).

- Băng kín các vết thương nếu có.

- Cố định tạm thời gãy xương.

- Thường xuyên nâng cao chi bị gãy sau khi cố định để giảm sự sưng nề, khó chịu.

- Phòng, chống sốc (xem bài cấp cứu sốc)

- Thường xuyên quan sát theo dõi nạn nhân về tình trạng toàn THÂN ÐẶC BIỆT LÀ TÌNH TRẠNG TUẦN HOÀN Ở PHÍA DƯỚI Ổ gãy.

4.2. Phòng sốc

4.3. Hạn chế sự di lệch của đầu xương bị gãy (tránh gây tổn thương mạch máu, thần kinh, phần mềm nơi gãy, tránh gãy kín thành gãy HỞ).

5. nguyên TắC Cố ÐịNH GãY Xương.

5.1. Không đặt nẹp trực tiếp lên da thịt nạn nhân phải có ÐỆM LÓT Ở ÐẦU NẸP, ÐẦU xương (không cởi quần áo, cần thiết rạch theo đường chỉ).

5.2. CỐ ÐỊNH TRÊN, DƯỚI Ổ gãy, khớp trên và dưới ổ gãy, riêng xương đùi bất động 3 khớp.

5.3. BẤT ÐỘNG Ở tư thế cơ năng: Chi trên treo tay vuông góc, chi dưới duỗi thẳng 180o.

5.4. Trường hợp gãy kín phải kéo chi liên tục bằng một lực không đổi trong suốt thời gian cố định.

5.5. Trường hợp gãy hở: Không được kéo nắn ấn đầu xương gãy vào trong nếu có tổn thương động mạch phải đặt ga rô tùy ứng, xử trí vết thương để nguyên tư thế gãy mà cố định.

5.6. Sau khi cố định buộc chi gãy với chi lành thành một khối thống nhất.

5.7. Nhanh chóng, nhẹ nhàng, vận chuyển nạn nhân đến cơ sở ÐIỀU TRỊ.

6. Kỹ THUậT SƠ CứU BệNH NHÂN GãY XưƠNG Các loại

6.1.1. Nẹp: nẹp phải đảm bảo đủ độ dài, rộng và dày

- Nẹp chính quy

Nẹp gỗ: nẹp có kích thước như sau:

Chi trên: dài 35-45cm, rộng 5-6mm

Chi dưới: dài 80-100cm, rộng 8-10cm, dày 8mm

- Nẹp kim loại (nẹp Cramer): Nẹp này có thể uốn cong theo các khuỷu thường dùng để cố định gãy xương cánh tay, cẳng tay và cẳng chân.

- Nẹp Thomas: (giá Thomas) Loại này dùng cho trường hợp gãy xương đùi.

Hình 203. Nẹp kim loại

Hình 204. Nẹp Thomas

- Nẹp Beckel (máng Beckel): loại này thường dùng trong gãy xương cẳng chân.

- Nẹp tùy ứng: là loại nẹp làm bằng tre hay bất kỳ vật liệu gì sẵn có.

6.1.2. Bông

Dùng để đệm lót vào đầu nẹp hoặc nơi ụ xương cọ xát vào nẹp, nếu có điều kiện nên dùng bông mỡ (không thấm nước). Nếu không có, có thể dùng bông thường (không thấm nước) hoặc dùng vải hay quần áo.

6.1.3. Băng

Dùng để buộc cố định nẹp. Băng phải đảm bảo: Rộng bản, dài vừa phải, bền chắc.

Nếu không có băng thì có thể dùng các dải dây buộc.

Chi trên cần 3 dây, cẳng chân cần 4-5 dây dải. Ðùi cần 7 dây dài.

Chú ý: trên thực tế không phải lúc nào cũng có sẵn các vật dụng để cố định gãy xương nên người ta thường dùng khăn tam giác dể bất động tạm thời một số loại gãy xương và dùng nẹp cơ thể như: cố định chi gãy vào chi lành, buộc tay vào ngực, v.v...

Hình 206. Kích thước của nẹp

Hình 207. Bất động gãy xương chân bằng cách buộc bên gãy vào bên lành (dùng nẹp cơ thể)

Hình 20S. Bất động gãy xương đùi bằng nẹp, sử dụng băng rộng bản và buộc nút trên nẹp.

6.2. Gãy xương hở.

6.2.1. Trường hợp xương chồi ra ngoài vết thương

Chú ý:

- Không bao giờ kéo đầu xương gãy vào trong

- Băng bó vết thương rồi mới cố định theo tư thế gãy

a) Cầm máu bằng cách ép mép vết thương sát vào đầu xương

b) Nhẹ nhàng đặt một miếng gạc hoặc miếng vải sạch lên trên đầu xương chồi ra.

c) Ðặt một vành khăn hoặc một đệm bông hình bán nguyệt lên trên vết thương.

d) Băng cố định gạc vào vùng đệm bằng băng cuộn.

e) Xử trí các bước tiếp theo như gãy xương kín.

g) Chuiyển nạn nhâ n tới bệnh viện ngay. Ðây là cấp cứu ưu tiên. Lưu ý giữ gìn tư thế đúng trong khi vận chuyển và theo dõi sát tình trạng toàn thân của nạn nhân.

Chú ý: vành khăn hoặc đệm bông phải có chiều dày đủ để không gây áp lực lên đầu xương khi băng ép.

6.2.2. Trường hợp xương gãy không chìa đầu ra ngoài.

a) Cầm máu bằng cách ép nhẹ nhàng mép vết thương lại.

KHÔNG ẤN MẠNH VẾT THƯƠNG Ớ vị trí gãy.

b) Ðặt một miếng gạc lên trên vết thương và đệm bông ở XUNG QUANH MIỆNG VẾT THƯƠNG.

c) Xử trí như trường hợp gãy xương hở có xương chồi ra ngoài.

6.3. Vỡ xương sọ

- NẠN NHÂN TỈNH. ĐẶT NẠN NHÂN Ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, dùng gối hoặc đệm đỡ đầu và vai.

- Nếu có máu, dịch não tủy chảy ra từ tai thì đặt nạn nhân nằm nghiêng về phía đó. áp vào tai đó một miếng gạc vô khuẩn hoặc vật liệu tương tự sau đó băng lại bằng băng cuộn (không đút nút lỗ tai).

- Nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn thở bình thường thì đặt nạn nhân nằm ở tư thế hồi phục nghiêng về bên bị tổn thương.

- Kiểm tra nhịp thở, mạch và mức độ đáp ứng (tỉnh táo) 10 phút/1ần.

- Nếu ngừng thở ngừng tim thì tiến hành hồi sinh hô hấp - tuần hoàn ngay.

- Phòng chống và xử trí sốc nếu xảy ra (xem phần cấp cứu sốc)

- Chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Lưu ý: nếu não phòi ra ngoài sọ không được bôi thuốc và băng ép. Vỡ nền sọ thường do lực gián tiếp. Ðồng tử hai bên không.đều, máu và dịch não tủy chảy qua lỗ tai.

Hình 209. Vị trí thường bị vỡ

6.4. Gãy xương sườn và xương ức.

6.4.1. Cách 1:

- Dùng băng dính to bản cố định

- Treo tay cùng bên với bên lồng ngực có xương gãy vào cổ

- Xử trí vết thương lồng ngực nếu có.

6.4.2. Cách 2:

- Buộc bằng 3 khăn:

+ Khăn 1 đặt giữa nơi xương sườn bị gãy, bảo nạn nhân thở ra, buộc nút trước nách bên đối diện xương sườn gãy.

+ Khăn 2, 3 đặt trên và dưới khăn 1, buộc giống như trên.

* Sau khi xử trí như cách 1 hoặc 2 thì:

- Treo tay cùng bên với bên lồng ngực có xương gãy vào cổ.

- Chuyển nạn nhân tới bệnh viện. Trường hợp biến chứng thì phải chuyển ngay lập tức.

- Trường hợp gãy xương sườn có biến chứng (xem phần xử trí cấp cứu các vết thương lồng ngực).

6.5. Gãy xương đòn.

6.5.1. Dùng nẹp chữ T.

- Cho nạn nhân ưỡn ngực hai vai kéo về phía sau.

- Chèn bông hoặc băng dưới hai hố nách và hai bả vai.

- ĐẶT NẸP CHỮ T sau vai, nhánh dài dọc theo cột sống, nhánh ngang áp vào vai.

- Quấn băng vòng tròn từ nách qua vai buộc nút ở BẢ VAI.

Quấn băng vòng thắt lưng, buộc nút ở VỊ TRÍ THÍCH HỢP KHÔNG ÐỂ VƯỚNG.

CHÚ Ý NẸP CHỮ T phải đảm bảo. Nhánh dài phải đủ dài qua thắt lưng, nhánh ngang phải to bản và dải qua khỏi vai.

6.5.2. Dùng băng số 8: cần 2 người tiến hành.

Người thứ nhất: Nắm 2 cánh tay nạn nhân nhẹ nhàng kéo ra phía sau bằng một lực vừa phải, không đổi trong suốt thời gian cố định.

Người thứ hai: Dùng băng băng kiểu số 8 để cố định xương đòn.

Chú ý: Phải đệm lót tốt ở hai hố nách để tránh gây cọ sát làm nạn nhân đau khi băng.

6.6. Gãy xương tay

6.6.1. Trường hợp gấp được khớp khuỷu.

- Treo tay bằng khăn chéo lên cổ

- Buộc cánh tay vào thân bằng khăn chéo

Cố định gãy xương đòn

Hình 210. Dùng băng treo

* Trường hợp gãy xương cánh tay

- Ðể cánh tay sát thân mình, cẳng tay vuông góc với cánh tay (tư thế co).

- Ðặt 2 nẹp, nẹp trong từ hố nách tới quá khuỷu tay, nẹp NGOÀI TỪ QUÁ BẢ VAI ÐẾN QUÁ KHỚP KHUỶU. CÓ thể dùng nẹp Cramer làm thành góc 90o đỡ cả cánh tay và cẳng tay băng lại.

- Dùng 2 dây rộng bản buộc cố định nẹp: một ở TRÊN VÀ MỘT Ở dưới ổ gãy.

- Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn khuỷu tay, bàn tay để ngửa.

- Dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bên lành.

* Trường hợp gãy xương cẳng tay:

- Ðể cẳng tay sát thân mình, cẳng tay vuông góc cánh tay. Lòng bàn tay ngửa.

- Dùng hai nẹp: Nẹp trong từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu.

- Dùng 3 dây rộng bản buộc cố định nẹp bàn tay, thân cẳng tay (trên, dưới ổ gãy).

- Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực.

6. 6.2. Trường hợp không thể gấp khuỷu tay được

Ðừng cố dùng sức để gấp khuỷu tay. Bảo nạn nhân dùng tay KIA ÐỠ TAY BỊ THƯƠNG Ở VỊ trí đó nếu có thể.

Ðặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân.

Buộc tay bị thương vào cơ thể bằng 3 dải băng rộng bản ở các vị trí:

+ Quanh cổ tay và đùi.

+ Quanh cánh tay và ngực

+ Quanh cẳng tay và bụng

Cho nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân.

6.7. Gãy xương sống (gãy cột sống).

6.7.1. Gãy cột sống lưng.

Khuyên nạn nhân nằm yên không được cố vận động các phần của cơ thể

- Nếu có thể chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện thì đừng di chuyển nạn nhân. Người cứu dùng tay giữ chắc đầu nạn nhân. Nếu có người đứng xung quanh thì bảo họ đỡ 2 bàn chân nạn nhân. Gấp vải, chăn hoặc gối hoặc quần áo để dọc sát 2 bên thân nạn nhân để đỡ nạn nhân. Ðắp chăn cho nạn nhân trong khi chờ đợi xe cấp cứu.

- Nếu không thể chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện hoặc đường đi tới bệnh viện xa khó đi thì phải: đỡ vai và khung chậu nạn nhân và thận trọng đặt đệm mềm vào giữa 2 chân. Buộc băng hình số 8 ở quanh cổ CHÂN VÀ BÀN CHÂN, BUỘC CÁC DẢI BĂNG TO Ở đầu gối và đùi.

- Chuyển nạn nhân tới bệnh viện. Ðặt nạn nhân trên một cánh cứng ở tư thế giống như tư thế khi phát hiện thấy nạn nhân. Luôn luôn duy trì sự thông thoát đường hô hấp và theo dõi sát nạn nhân trong suốt quá trình vận chuyển.

Chú ý: Khi nâng nạn nhân lên cánh cần phải có nhiều người và phải nâng đều để luôn luôn giữ nạn nhân trên một mặt phẳng. Khi đặt xuống bàn khám hoặc giường cũng phải làm như vậy.

6.7.2. Gãy đốt sống cổ

- Khuyên nạn nhân không được cố vận động. Ðỡ đầu và cổ nạn nhân cho đến khi đội cấp cứu đến.

- Nếu không thể chuyển ngay nạn jnhân đến bệnh viện thì phải: nới rộng cổ áo và lót một vòng đệm cổ (xem phần sau).

Ðắp chăn cho nạn nhân trong khi chờ đợi xe cấp cứu.

Nếu buộc phải di chuyển nạn nhân thì phải xử trí như trường hợp gãy cột sống lưng.

Lót vòng đệm cổ.

+ Nếu không có sẵn vòng đệm cổ thì gấp 1 tờ báo lại với bề rộng khoảng 10cm. Sau đó dùng băng tam giác gói lại hoặc nhét tờ báo đã gấp lại đó vào trong một bít tất dài.

+ Ðặt phần giữa của vòng đệm cổ vào phía trước của cổ ngay phía dưới cằm.

+ Quấn vòng đệm cổ này quanh cổ nạn nhân và buộc nút ở phía trước của cổ.

+ Ðảm bảo chắc chắn rằng vòng đệm cổ không gây tắc nghẽn đường thở.

Hình 212. Quấn vòng đệm cổ quanh cổ nạn nhân, buộc nút phía sau cổ

6.8. Vỡ xương chậu

Giữ nạn nhân thoải mái, giảm đau và thu xếp chuyển ngay tới bệnh viện.

Hình 213. Ðặt bệnh nhân nằm ngửa kê gối dưới khoeo chân

- Ðặt nạn nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng hoặc hơi co đầu gối,nếu nạn nhân cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn ở tư thế này. Dùng gối hoặc chăn mỏng gấp lại để kê dưới gối (H. 213).

- Nếu nạn nhân đòi đi tiểu thì khuyên nạn nhân cố gắng chịu đựng vì nước tiểu có thể tràn vào các mô.

Nếu chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện thì đắp chăn cho nạn nhân và đợi xe cấp cứu đến.

Nếu không chuyển ngay được đến bệnh viện và đường đi tới bệnh viện xa (mất trên 30 phút) hoặc đường khó đi thì phải: nhẹ nhàng buộc 2 vòng băng to bản ở khung chậu, buộc vòng băng phía dưới trước, vòng băng này đi vòng qua khớp háng.

- Nếu chỉ có một đai chậu bị tổn thương thì băng vòng thứ 2 chéo lên phía gai chậu của bên bị tổn thương.

Nếu cả 2 bên đai chậu đều tổn thương thì buộc chính giữa.

+ Ðặt đệm mỏng vừa đủ vào giữa 2 đầu gối và mắt cá.

+ Băng số 8 xung quanh mắt cá và bàn chân và băng một băng rộng bản ở đầu gối. Buộc nút ở bên phần không bị tổn thương.

- Phòng chống và xử trí sốc xảy ra (xem phần cấp cứu sốc).

- Chuyển nạn nhân tới bệnh viện. Phải coi đây là một cấp cứu ưu tiên. Trước khi chuyển phải duy trì sự theo dõi sát người bị nạn và giữ nạn nhân ở tư thế đúng.

6.9. Gãy xương đùi và khớp háng

- Giữ nạn nhân thoải mái, giảm đau, tránh gây tổn thương thêm và vận chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện.

- Giữ yên chân gãy theo đúng tư thế cơ năng: bàn chân vuông góc với cẳng chân. Cần nâng đỡ xương nhẹ nhàng đúng phương pháp để không làm nạn nhân đau.

- Cố định xương gãy.

6.9.1. Cố định bằng nẹp gỗ: cần 3 người làm.

Người thứ nhất: luồn tay đỡ đùi ở phía trên và phía dưới ổ gãy.

Người thứ hai: đỡ gót chân và giữ bàn chân ở tư thế luôn vuông góc với cẳng chân.

Người thứ ba: đặt nẹp. Cần 3 nẹp.

- Ðặt 3 nẹp:

+ Nẹp ngoài từ hố nách đến quá gót chân

+ Nẹp dưới từ vai đến quá gót chân

+ Nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân

Dùng 9 dải dây rộng bản để buộc cố định nẹp ở CÁC VỊ TRÍ:

+ Trên ổ gãy

+ DƯỚI Ổ gãy

+ CỔ CHÂN: băng kiểu băng số 8

+ Ngang ngực

+ Ngang hông

+ Dưới gối

+ 3 DẢI BĂNG BUỘC 2 CHI VÀO NHAU Ở các vị trí: Trên đầu gối, dưới đầu gối, cổ chân.

6.9.2. CỐ ÐỊNH bằng nẹp cơ thể:

Trường hợp không có nẹp gỗ thì tiến hành buộc chân gãy vào chân lành ở các vị trí:

+ Cổ chân: Dùng kiểu băng số 8 để buộc 2 chân và bàn chân lại với nhau.

+ Trên ổ gãy

+ Dưới ổ gãy

+ Dưới gối

+ Cẳng chân

Lưu ý: Phải đệm lót tốt ở phần giữa 2 đầu gối và 2 cổ chân.

Không được buộc nút ở phía chân gãy.

- Phòng chống và xử trí tốt (xem phần cấp cứu sốc)

- Sau khi cố định chân gãy xong, nâng chân cao lên một chút để giảm sự sưng nề và khó chịu cho bệnh nhân.

- Chuyển nạn nhân tới bệnh viện: Phải coi đây là một cấp cứu ưu tiên.

Trong khi vận chuyển phải giữ tư thế đúng của nạn nhân, theo dõi sát nạn nhân và xử trí kịp thời những diễn biến xảy ra.

6.10. Gãy xương cẳng chân.

- Giảm đau cho bệnh nhân

- Phòng chống và xử trí sốc

- Trường hợp cố định bằng nẹp: cần 2 nẹp dài bằng nhau và 3 người làm:

Người thứ nhất: đỡ nẹp và cẳng chân phía trên và dưới ổ gãy.

NGƯỜI THỨ HAI: ÐỠ gót chân, cổ chân và kéo nhẹ theo trục của chi, kéo liên tục bằng một lực không đổi.

Người thứ ba: cố định gãy xương.

Ðặt 2 nẹp:

Nẹp trong từ giữa đùi đến quá gót.

Nẹp ngoài từ giữa đùi đến quá gót

- Buộc dây cố định nẹp ở các vị trí: Trên ổ GÃY, DƯỚI Ổ gãy, đầu trên nẹp và băng số 8 giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân.

- Buộc chân vào với nhau ở các vị trí: Ðầu trên nẹp, ngang đầu gối và cổ chân.


Mục lục

YKHOANET - Website Y Khoa Việt Nam

 

Bài 01 - SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
Bài 02 - NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ LIÊN QUAN VỚI ĐIỀU DƯỠNG
Bài 03 - QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
Bài 05 - VỆ SINH ĐÔI TAY, MANG VÀ THÁO KHẨU TRANG
Bài 06 - TIẾP ĐÓN BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN, CHUYỂN VIỆN, XUẤT VIỆN
Bài 07 - HỒ SƠ BỆNH NHÂN VÀ CÁCH GHI CHÉP
Bài 08 - TRỢ GIÚP THẦY THUỐC KHÁM BỆNH
Bài 09 - CHĂM SÓC BỆNH NHAN GIAI ĐOẠN CUỐI, HẤP HỐI VÀ BỆNH NHÂN TỬ VONG
Bài 10 - CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH VÀ THAY VẢI TRẢI GIƯỜNG
Bài 11- CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG
Bài 13 - CHĂM SÓC HÀNG NGÀY VÀ VỆ SINH CHO BỆNH NHÂN
Bài 14 - DỰ PHÒNG, SẮN SÓC VÀ ĐIỂU TRỊ MẢNG MỤC
Bài 15 - CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN LÀM XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
Bài 16 - CÁCH LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM
Bài 17 - CHO BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC
Bài 18 -TRUYỀN DỊCH - TRUYỀN MÁU
Bài 19 - CHƯỜM NÓNG - CHƯỜM LẠNH
Bài 20 - MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN THEO TRẠNG THÁI BỆNH LÝ
Bài 21 - KỸ THUẬT ĐƯA THỨC ĂN VÀO CƠ THỂ
Bài 22 - ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO VÀ RA
Bài 23 - RỬA DẠ DÀY
Bài 24 - THỤT THÁO
Bài 25 - HÚT DỊCH DẠ DÀY
Bài 26 - THÔNG TIỂU, LẤY NƯỚC TIỂU 24 GIỜ
Bài 27 - RỬA BÀNG QUANG
Bài 28 - HÚT ĐỜM DÃI
Bài 29 - CHO BỆNH NHÂN THỞ OXY
Bài 30 - PHỤ GIÚPTHẦY THUỐC CHỌC MÀNG TIM, MÀNG PHỔI, MÀNG BỤNG, TUỶ SỐNG
Bài 31 - KỸ THUẬT BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
Bài 32 - KỸ THUẬT THAY BĂNG CẮT CHỈ
Bài 33 - SƠ CỨU VÀ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
Bài 34 - CÁC PHƯƠNG PHÁP CẦMMÁU VÀ LÀM GARO
Bài 35 - PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU BỆNH NHÂN NGỪNG HÔ HẤP - NGỪNG TUẦN HOÀN
Bài 36 - CẤP CỨU MỘT SỐ TAI NẠN ĐƯỜNG HÔ HẤP
Bài 37 - SƠ CỨU BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG
Bài 38 - SƠ CỨU BỎNG
Điều dưỡng cơ bản