Sơ cứu tai nạn: Phải đúng và kịp
(VietNamNet) - Có những cái chết lẽ ra không xảy ra nếu người tham gia sơ cứu biết luật "thời gian vàng" và thực hiện đúng cách. Lời khuyên của BS Bạch Văn Cam, trưởng Khoa Cấp cứu Hồi sức BV Nhi đồng I (TP.HCM) về phòng ngừa và sơ cứu các tai nạn: ngạt nước, phỏng và dị vật đường thở.
Ngạt nước
- Yếu tố nguy cơ: Trẻ nhỏ: Ao, giếng hay các dụng cụ chứa nước trong nhà như thùng nước, lu nước, bồn tắm, ao giếng... Trẻ lớn và người lớn: Ao, hồ, sông, biển, bị kiệt sức vọp bẻ trong khi bơi, động kinh...
Thắc mắc - Bác sĩ trả lời |
Phỏng nhẹ, có nên
thoa dầu mù u? Đã có nhiều người nói về công
dụng của dầu mù u. nhưng bôi pommade tốt hơn vì
pommade có tính sát khuẩn và mau lành hơn. Người chết đuối khi đang cấp cứu mà người thân đến gần thì họ hay bị ộc ra máu và chết? Không đúng. Vì tình trạng ộc máu và chết khi người thân có mặt bên cạnh chỉ là trường hợp trùng lắp. Làm sao tránh sặc khi cho trẻ uống thuốc? Đừng nên cho trẻ uống thuốc viên. Nên tán ra và pha với nước rồi cho trẻ uống. Tuy nhiên, có những trẻ dù thuốc đã pha loãng nhưng vẫn rất khó cho uống. Cách tốt nhất là dùng xi-lanh bơm vô khoé miệng của trẻ. Tự nhiên, trẻ có phản xạ nuốt. (Nhưng nhớ phải bỏ kim tiêm ra!) Khi trẻ bị sặc, có nên dốc đầu trẻ xuống và vỗ lưng để dị vật thoát ra ngoài? Phương pháp này không hiệu quả (có thể do bắt chước phương pháp đỡ đẻ của bà mụ), vì tình trạng đứa trẻ giống như quả lắc đồng hồ nên khi vỗ lưng sẽ không có tác dụng. Cũng không nên đặt trẻ lên giường... nệm khi ấn ngực vì không có một lực chịu bên dưới. Hãy thực hiện như đã hướng dẫn trong bài. Muốn đánh giá độ phỏng thì dựa vào đâu? Đánh giá độ phỏng dựa vào độ sâu và diện tích. Về độ sâu: Nếu nông, da bị đỏ. Sâu: Da có bóng nước, đổi màu. Diện tích: Nhẹ: dưới 10%. Nặng: trên 10%, nằm ở mặt, bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh dục. |
- Sơ cứu: Nhanh chóng đưa nạn nhân khỏi mặt nước và cho nằm chỗ khô ráo thoáng khí. Trong trường hợp nạn nhân tỉnh và không khó thở, để cho nạn nhân nằm nghiêng, giữ ấm và sau đó đưa đến cơ sở y tế. Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh hôn mê, ngưng thở ngưng tim, phải kịp thời cấp cứu hoặc sơ cứu trong khoảng thời gian vàng 4 phút bằng phương pháp thổi ngạt và ấn tim. (Nếu quá thời gian 4 phút, sẽ gây tổn thương não; quá 10 phút: sẽ để lại di chứng não hoặc tử vong). Duy trì việc ấn tim, thổi ngạt trên đường chuyển nạn nhân tới bệnh viện.
- Nên tránh: Các hành động như xốc nước, hơ lửa, "lăn lu" vì sẽ làm chậm trễ việc cấp cứu, gây tử vong hoặc để lại di chứng do phỏng lửa. Cũng tránh biện pháp dang hai tay ép ngực. Thực chất biện pháp này không hiệu quả vì khi nạn nhân bị ngạt nước, lượng nước vào phổi rất ít.
- Lời khuyên: Không để trẻ nhỏ ở nhà một mình. Đậy kín các vật chứa và không cho trẻ lại gần thùng, lu nước, bồn tắm, ao giếng. Đối với trẻ lớn, nên cho trẻ đi học bơi, và không cho trẻ bơi ở những chỗ lạ. Những trẻ mắc chứng động kinh thì không nên cho trẻ "đùa với nước".
Dị vật đường thở
- Yếu tố nguy cơ: Trẻ nhỏ: Sặc sữa, cháo, cơm, đồ chơi nhỏ... Trẻ lớn, người lớn: Hạt đậu phọng, mãng cầu, sa-pô-chê.
- Sơ cứu: Nếu nạn nhân tỉnh, hồng hào và không khó thở: Nên bồng trẻ nhỏ và ngăn không cho chúng khóc để tránh dị vật chạy ngược lên khí quản.
Nếu thấy nạn nhân khó khở, tím tái, khóc yếu hoặc ngưng thở:
Hình 1 |
Hình 2 |
Hình 3 |
Hình 4 |
+ Đối với trẻ nhỏ, dùng tay đỡ trẻ nằm sấp, đầu chúc xuống, vỗ mạnh lưng trẻ năm cái (như hình 1).
Sau đó, lật ngửa trẻ lại và ấn ngực năm cái (như hình 2). Có thể lặp lại sáu lần, nếu cần.
- Chú ý: Với tất cả các ca dị vật đường thở, sau khi sơ cứu đều phải đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. Chớ nghĩ dị vật đã trôi xuống dưới... là xong. Thực tế có nhiều ca dị vật không được lấy ra khỏi cơ thể, sẽ làm mủ và gây biến chứng.
- Nên tránh: Không nên móc họng (vì dị vật sẽ càng bị đẩy sâu xuống phía dưới), vuốt ngực, vỗ đầu trán, uống nước, nuốt cơm, cạo gió. Những cách làm này sẽ không hiệu quả và có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân.
- Lời khuyên: Cho trẻ nhỏ bú sữa đúng cách. Không nên cho ăn, bú, uống thuốc khi trẻ cười vì sẽ dễ làm cho trẻ bị sặc, thức ăn dễ lọt vào đường thở. Cũng không cho trẻ chơi đồ chơi nhỏ, không phù hợp, hay nghịch với các loại hạt.
Phỏng
- Yếu tố nguy cơ: Điện, hóa chất, nhiệt ướt (cháo, nước sôi, nước canh, dầu,...) và nhiệt khô (lửa, đống un, bàn ủi, pô xe máy,...).
- Sơ cứu: Nên đưa nạn nhân ra khỏi lửa, nguồn nhiệt và làm nguội vết phỏng bằng cách cởi bỏ quần áo (nếu dính hóa chất). Sau đó, dội nước sạch vết phỏng. Hạn chế nhiễm khuẩn vết phỏng bằng cách thoa pommade Silve Sulfadiazine. Đóng vết phỏng bằng băng gạc vô trùng hoặc vải sạch. Nếu phát hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn như sưng đỏ, có mủ thì phải điều trị bằng kháng sinh.
Nếu phỏng nặng, nên cho nạn nhân uống nhiều nước. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế khi có diện tích phỏng trên 10% (một bàn tay) hoặc có dấu hiệu nguy hiểm: ngất xỉu, khó thở, tay chân lạnh.
- Nên tránh: Không bôi kem, nước mắm, con giấm, làm bể bọng nước trong quá trình sơ cứu vì sẽ gây nhiễm trùng và làm nặng thêm vết bỏng.
- Lời khuyên: Tránh sử dụng lại bình ga mi-ni, không châm thêm khi dầu hoặc alcol đang cháy. Không cho trẻ chơi gần lửa, bếp, đống un. Bình thuỷ, bình hoá chất nên để xa tầm với của trẻ. Không thiết kế ổ điện thấp và thiếu an toàn.
Vân Điển (ghi)