TAMIK
LAPHAL
c/o HYPHENS
Viên nang mềm 3 mg : hộp 60 viên - Bảng A.
THÀNH PHẦN
cho 1 viên | |
Dihydroergotamine mesilate | 3 mg |
Tá dược : macrogol 400, nước tinh khiết, glycerol, acide ascorbique, propyleneglycol, gelatine, dioxyde de titane, oxyde sắt III. |
DƯỢC LỰC
Thuốc trị chứng đau nửa đầu (N : hệ thần kinh trung ương).
Dihydroergotamine có các đặc tính chủ yếu như sau :
- Trên hệ thống động mạch cảnh ngoài sọ não, thuốc có tác động chủ vận từng phần (kích thích), nhất là trên các thụ thể serotoninergic.
- Thuốc có tác động chủ vận từng phần trên các thụ thể a-adrenergic của mạch máu, tác động này rất được ghi nhận trên tuần hoàn tĩnh mạch ; người ta đã chứng minh rằng tác dụng gây co mạch có thể có liên quan một phần đến sự tổng hợp một chất được gọi là "prostaglandine-like"
Khi dùng liều cao, dihydroergotamine có tác động như một chất gây phong bế các thụ thể a-adrenergic và serotoninergic.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Thuốc được hấp thu nhanh.
Thuốc có ái lực cao với mô.
Thuốc được đào thải chủ yếu qua mật và qua phân.
CHỈ ĐỊNH
- Điều trị nền tảng chứng nhức nửa đầu và nhức đầu.
- Cải thiện các triệu chứng có liên quan đến suy tĩnh mạch bạch huyết (chân nặng, đau, khó chịu khi mới bắt đầu nằm).
- Được đề nghị trong điều trị chứng hạ huyết áp tư thế.
- Các rối loạn xảy ra trong điều trị với thuốc an thần và hưng phấn.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tuyệt đối :
- Đã biết bị quá mẫn cảm với các dẫn xuất của nấm cựa gà.
- Nhóm macrolide (ngoại trừ spiramycine), sumatriptan : xem phần Tương tác thuốc.
Tương đối :
Bromocriptine (xem phần Tương tác thuốc).
Phụ nữ đang cho con bú (xem phần Lúc có thai và Lúc nuôi con bú).
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
Không nên uống thuốc lúc đói.
Thận trọng khi sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị suy gan nặng hay suy thận nặng mà không được làm thẩm tách.
Cần tăng cường theo dõi trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử bệnh lý động mạch.
LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ
Lúc có thai :
Các kết quả nghiên cứu được thực hiện trên động vật không cho thấy thuốc có tác động gây quái thai, do đó thuốc không thể gây dị tật cho bào thai khi sử dụng cho người. Trên thực tế, cho đến nay, các chất gây dị tật bào thai khi dùng cho người đều là những chất gây quái thai khi sử dụng cho động vật trong những công trình nghiên cứu được thực hiện trên cả hai loài.
Hiện nay còn thiếu các số liệu thỏa đáng để đánh giá tác dụng gây dị tật bào thai hay độc tính trên phôi của dihydroergotamine khi sử dụng trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết nếu dùng liều cao có thể gây tăng co bóp tử cung.
Do đó nên thận trọng tránh sử dụng dihydroergotamine trong thời gian mang thai.
Lúc nuôi con bú :
Do thiếu số liệu về sự bài tiết của thuốc qua sữa mẹ, không sử dụng thuốc này nếu muốn cho con bú mẹ.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Chống chỉ định phối hợp :
- Nhóm macrolide (tất cả ngoại trừ spiramycine) ; do suy từ érythromycine, josamycine và clarithromycine : có thể gây các triệu chứng ngộ độc ergotine với khả năng gây hoại tử đầu chi (do làm giảm sự đào thải các alcaloide của nấm cựa gà ở gan).
- Sumatriptan : trên lý thuyết có thể làm tăng nguy cơ gây co thắt mạch vành. Cần phải giữ một thời hạn là 24 giờ từ lúc ngưng dùng dihydroergotamine cho tới lúc dùng sumatriptan. Tương tự, chỉ dùng thuốc này cách 6 giờ sau khi dùng sumatriptan.
Không nên phối hợp :
- Bromocriptine : có thể gây co mạch và/hoặc gây cơn cao huyết áp kịch phát.
TÁC DỤNG NGOẠI Ý
Có thể gây buồn nôn, nhất là khi uống thuốc lúc đói.
LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG
Uống thuốc với một ly nước trong bữa ăn, mỗi lần một viên, 2 đến 3 lần/ngày.
QUÁ LIỀU
Trong trường hợp đã xác nhận bị ngộ độc ergotine ở mạch máu, cần phải cấp cứu ở bệnh viện : thường cần phải tiến hành truyền héparine phối hợp với một chất gây giãn mạch, và tùy tình hình có thể phối hợp với một corticoide.