Vacxin hôm qua và hôm nay

 

Trong 2 thế kỷ qua, vaccin là loại dược phẩm đặc biệt đã góp phần rất lớn đẩy lùi nhiều bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong cho con người. Trước khi bị khai tử bởi vaccin, bệnh đậu mùa từng là nỗi kinh hoàng của cả châu âu trong thế kỷ 18, đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

Vaccin cũng là vũ khí hữu hiệu chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bại liệt, sởi, viêm não, góp phần quan trọng hạn chế những di chứng gây tàn phế dai dẳng cho bệnh nhân; tiết kiệm được nhiều chi phí cho gia đình và xã hội.

Lợi ích của vaccin

Trung bình hàng năm, tiêm chủng đã cứu sống được khoảng 3 triệu người trên toàn thế giới, khống chế và loại trừ được nhiều căn bệnh. Tuy nhiên cũng có nhiều bệnh mới nảy sinh nhưng con người chưa có vaccin phòng chống.
Với một số bệnh cụ thể sau, nếu được miễn dịch bằng vaccin, số người trên toàn thế giới được cứu sống hàng năm sẽ là:
- Từ bệnh đậu mùa: (5 triệu người). Thực tế bệnh đã chấm dứt từ năm 1977 đến nay.
- Từ bệnh tiêu chảy (3 triệu người), riêng do Rotavirus là 0,9 triệu người.
- Nhiễm khuẩn hô hấp: (3,7 triệu người), trong đó do phế cầu là 1,2 triệu, Hib 0,38 triệu và do virus 0,5 triệu.
- Từ lao (3,2 triệu người), sởi (2,7 triệu), sốt rét (2,1 triệu).
- Uốn ván (2 triệu), viêm gan siêu vi B (1,2 triệu), HIV/AIDS (1 triệu), ho gà (1 triệu), bại liệt (0,6 triệu), bạch hầu (0,3 triệu), sốt xuất huyết (0,03 triệu).
Tổng cộng: 24.395.000 người (Nguồn CVI/GPV 1-1997).

Ở Việt Nam, dịch cúm gà tái bùng phát và đã gây tử vong cho 3 người (tính đến ngày 15/8/2004) hiện đang là vấn đề được Chính phủ và các cơ quan y tế hết sức quan tâm. Trở ngại lớn nhất trong công tác chống dịch là hiện chúng ta chưa có thuốc đặc hiệu chữa trị cũng như không có vaccin phòng chống. Và hơn lúc nào hết, chúng ta đặt nhiều hy vọng vào vaccin - vũ khí hữu hiệu và kinh tế nhất trong cuộc chiến chống bệnh truyền nhiễm đang quay lại hoành hành và gia tăng tác hại như hiện nay.

Lịch sử ra đời của vaccin
Vaccin học được mở đầu bằng thành công vào cuối thế kỷ 18 của bác sĩ thú y E. Jenner (Anh) với vaccin làm từ chủng đậu bò tiêm cho cậu bé 13 tuổi J. Phillip. Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận tiêm vaccin là phương cách bảo vệ hiệu quả, giúp nhân loại tránh được các bệnh truyền nhiễm. Năm 1880, L. Pasteur (Pháp) đã sáng chế thành công vaccin chống bệnh than và nhiều loại vaccin khác trên ý tưởng của Jenner, tạo ra một trường phái riêng tồn tại cho đến ngày nay. Sang nửa thế kỷ 20, mặc dù công nghệ vaccin có những bước tiến vượt bậc và đạt nhiều thành tích đáng kể, nhưng cũng đã nảy sinh nhiều thách thức, nhiều bệnh dịch mới bùng phát và một số quay trở lại nhưng chưa có vaccin phòng chống hữu hiệu.

Thuận lợi
Khoa học ngày càng phát triển trong các lĩnh vực vi sinh, miễn dịch, sinh học phân tử, di truyền, hóa, lý, tin học và công nghệ nano, đã hỗ trợ đắc lực cho công cuộc tìm kiếm những vaccin an toàn, công hiệu hơn. Vaccin học đã tiếp cận sang nhiều lĩnh vực mới như bệnh dị ứng, bệnh xã hội, các bệnh nan y (ung thư, HIV/AIDS), bệnh ký sinh trùng (sốt rét) và đạt nhiều thành quả đáng kể. Giá vaccin cũng từng bước được tháo gỡ bằng những biện pháp hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế (UNICEF thỏa thuận với nhà sản xuất giảm giá các vaccin thiết yếu cho trẻ em) và chính phủ các nước (trợ giá các vaccin chương trình, giảm thuế, xóa bỏ sự ràng buộc của luật độc quyền sở hữu trí tuệ). Nhiều năm qua, Việt Nam đã mạnh dạn thực hiện chiến lược tự túc vaccin, Nhà nước hỗ trợ sản xuất vaccin trong nước và vận động nhân dân sử dụng vaccin nội địa, giữ được giá vaccin ở mức hợp lý. Việc cải tiến phương thức sản xuất theo lối “cộng hợp” để có vaccin đa giá (1 mũi tiêm phòng được nhiều bệnh) và thay vaccin thế hệ mới nhằm giảm đau đớn và lo lắng cho người dùng (nhất là với trẻ em) đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chiến dịch tiêm chủng. Các tổ chức phi chính phủ như GAVI, quỹ Bill Gates cũng tạo nhiều nguồn tài trợ mới cho việc nghiên cứu và phát triển vaccin.

Những thách thức
a. Tính an toàn: Những phản ứng phụ không an toàn của vaccin cho người được tiêm đang là mặt trái, gây cản trở lớn cho công tác vận động tiêm chủng. Mặc dù tỷ lệ xuất hiện những phản ứng phụ nghiêm trọng do vaccin rất thấp (xem bảng), nhưng vấn đề xác định đúng nguyên nhân và cách khắc phục vẫn là những thách thức không nhỏ đối với mọi quốc gia.

Vaccin Loại phản ứng Tần số
Tất cả các vaccin
Polio uống
Sởi
Tiêu chảy Rota
Quai bị
Quá mẫn
Liệt mềm
Hội chứng sốt huyết
Lồng ruột
Viêm não/màng não
1/50.000 - 1.000.000
1/750.000
1/22.300
1/11.000
1/10.000

b. Chi phí: Việc đầu tư sản xuất vaccin rất tốn kém. Chi phí từ giai đoạn nghiên cứu đầu tiên đến việc sản xuất thử, trang thiết bị và cuối cùng là đánh giá lâm sàng hiệu quả của một vaccin mới ra đời ước tính từ 200-400 triệu USD. Đây quả là mức chi không tưởng cho các nước nghèo.
c. Nhiều bệnh mới xuất hiện chưa có vaccin: Từ 3 thập kỷ qua đã xuất hiện nhiều bệnh truyền nhiễm mới như: HIV/AIDS, bò điên, sốt xuất huyết, SARS, cúm gà - là thách thức lớn cho giới khoa học và các nhà quản lý y tế của các nước. Trước mắt, nhân loại đang tập trung tìm hiểu nguyên nhân gây dịch, chủ động phòng và dập tắt các vụ dịch bằng nhiều biện pháp tổng hợp, song không thể bỏ qua giải pháp toàn diện, triệt để nhất là sử dụng vaccin. Mặt khác, vẫn phải tiếp tục tìm kiếm các vaccin hữu hiệu phòng chống các bệnh khác như: sốt rét, phong cùi, tim mạch, ung thư, dị ứng cùng nhiều bệnh nhiễm trùng và không nhiễm trùng khác.  

PGS-TS Lê Văn Hiệp

Viện Vacxin và các chế phẩm sinh học

Vaccine

Bệnh Dại và Vacxin
Chế tạo thành công vacxin chống tụ cầu vàng
Chủng ngừa Viêm gan siêu vi B như thế nào?
Chủng ngừa và chủng ngừa nhắc lại
Các loại vaccin
Các loại vaccin khác nên tiêm cho trẻ
Cẩn thận khi tiêm cùng lúc nhiều loại vacxin
Giải trình về mối liên quan giữa Tamiflu và các trường hợp trẻ em tử vong
Hãng GenVec nghiên cứu thử nghiệm vắc xin HIV giai đoạn 2
Khi bị chó cắn
Khi nào không được tiêm chủng cho trẻ
Làm sao biết được trẻ đã tiêm phòng lao chưa?
Lần đầu tiên Việt Nam cho phép lưu hành vacxin phòng cúm
Lịch tiêm chủng
Người lớn vẫn cần tiêm vacxin phòng bệnh
Những hiểu biết cơ bản về cúm gia cầm
Những thông tin cần biết về chủng ngừa
Những điều cần biết về viêm gan siêu vi B
Những điều cần biết về việc tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em
Phòng ngừa bệnh Rubela
Phản ứng phụ khi tiêm vacxin
Phỏng vấn Tiến sĩ Bùi Quang Anh, Cục trưởng Cục thú y: Tiêm phòng vaccin cúm gia cầm là để bảo vệ con người
Sản xuất vacxin viêm gan A, B bằng công nghệ gene
Sắp có vacxin phòng cúm dạng xịt mũi
Tanic - vacxin đầu tiên giúp bỏ thuốc lá
Thiếu vacxin DTC làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ
Tin vui cho người nghiện thuốc lá: Vắc xin cai thuốc!
Tiêm phòng - cách ngừa bệnh viêm gan B tốt nhất
Tiêm phòng sởi rồi vẫn mắc bệnh?
Tiêm phòng uốn ván khi mang thai
Tiêm phòng viêm phổi ở trẻ nhỏ cũng làm giảm bệnh ở người lớn
Tìm hiểu bệnh uốn ván và vacxin phòng uốn ván
Tìm hiểu cách phòng chống bệnh bạch hầu bằng vacxin
Tìm ra vacxin mới phòng bệnh đậu mùa hiệu quả
Tìm ra vacxin mới phòng bệnh đậu mùa hiệu quả
Tìm ra vacxin ngǎn ngừa phát triển của HIV ?
VACCIN chống bệnh tiểu đường
Vacxin hôm qua và hôm nay
Vacxin mới phòng viêm tai giữa cho trẻ nhỏ
Vacxin phối hợp
Virus trong vacxin phòng bại liệt đường uống có thể gây bệnh
Viêm não Nhật Bản B: Nguy hiểm nhưng có thể đề phòng
Việt Nam thử nghiệm vacxin phòng viêm gan B thế hệ 3
Vì sao vaccin ngừa bệnh sốt bại liệt lại có tên là Sabin
Ấn Độ thử nghiệm một loại vaccin AIDS mới


Danh mục thuốc theo tên hóa học
Khái niệm thuốc
Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc men và cách dùng thuốc
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc
Tra cứu dược phẩm
Trang chủ thuốc, dược phẩm, thực phẩm, dinh dưỡng
Vaccine và chủng ngừa