10 LỜI KHUYÊN GIÚP BÉ NGỦ NGON

HUY THẰNG

(Theo "Parent" tháng 7/1998)

1. Lên giường ngay khi có dấu hiệu buồn ngủ

Khó khăn trong việc cho bé ngủ đôi khi cũng bắt nguồn từ việc muốn bé đi ngủ khi mà chưa đến lúc hay không còn là giờ ngủ của bé nữa. Thời gian lý tưởng để ngủ là riêng biệt và tùy thuộc vào từng cháu bé. Nếu đã đến lúc ngủ mà bé không vào giường, thì bé đã "quá giấc". Và phải chờ một giờ sau cơn buồn ngủ mới quay lại được với bé.

2. Ắn uống, chơi đùa đúng giờ

Đồng hồ sinh học của bé sử dụng các "cây kim" khác nhau để bảo đảm "đúng giờ": sự biến đổi giữa ngày và đêm, giờ ngủ, giờ ăn, giờ tắm và cả giờ chơi. Điều quan trọng là tất cả phải đúng giờ và đều đặn, kể cả trong những dịp nghỉ hè hay đi chơi xa. Bằng không, "nhịp thời gian"của đồng hồ sinh học sẽ bị đảo lộn.

3. Tạo cảm giác yên tâm cho bé

Khó khăn lớn nhất trong việc cho bé ngủ là bé luôn có cảm giác bị xa rời khỏi người mẹ. Một bài hát hoặc một câu chuyện ngắn trước khi ngủ sẽ giúp bé làm quen với mộ? giờ ngủ nhất định và có thể đương đầu với khoảnh khắc cô đơn ấy.

4. Tập cho bé ngủ một mình

Như vậy, tự bé có thể khám phá ra thế giới riêng của mình (chăn, giường, bức tường trước mặt.). Phòng ngủ sẽ trở thành một nơi thân thiết, quen thuộc với bé. Nếu bé có thức đêm thì sẽ không hoảng sợ và lại ngủ một cách tự nhiên mà không cần sự giúp đỡ của ba mẹ.

5. Đôi khi phải biết nói "không"

Khoảng từ 2 đến 3 tuổi, đứa trẻ sẽ học cách tự chủ và khẳng định cái "tôi" của mình. Bé sẽ gọi mẹ vào ban đêm và đến giờ không chịu đi ngủ. Bạn hãy tỏ ra cứng rắn, đừng để bé tự làm theo ý mình và đừng phạm sai lầm khi chiều theo ý bé: bé rất cần những giới hạn như vậy để tiến bộ.

6. Tôn trọng giấc ngủ của bé

Gối ôm, tã lót, thú bông hay áo quần của người mẹ đều giúp bé cảm thấy có sự hiện diện của người mẹ khi chỉ còn một mình trong giường. Những vật dụng này sẽ đưa bé vào giấc ngủ yên và chúng giữ một vai trò cơ bản trong việc tạo lập tính tự chủ cho bé.

7. Đừng cho bé ăn hoặc uống liền ngay khi bé vừa thức giấc

Một em bé khoảng 6 tháng tuổi (tình trạng sức khỏe tốt) không cần ăn vào ban đêm nữa. Cho nên không nhất thiết phải giúi ngay bình sữa cho bé bú mỗi khi tỉnh giấc. Điều đó làm cho bé nghĩ rằng bé không thể ngủ được nếu không ăn và thói quen này sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học. Ắn uống vào mọi lúc sẽ kéo theo sự tiêu hóa thức ăn vào mọi thời điểm và như thế sẽ làm mất cân bằng việc bài tiết của các tuyến hormone, xáo trộn nhịp tim và chu kỳ nhiệt độ cơ thể.

8. Đừng quan trọng hóa việc thức giấc ban đêm

Hoàn toàn là bình thường nếu bé có thức dậy vào ban đêm. Nếu bé có la khóc, bạn cũng không việc gì phải hấp tấp. Vì thường thì do vẫn còn chịu ảnh hưởng của giấc ngủ, bé sẽ dịu lại và ngủ thiếp đi. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy cần phải đến xem bé ra sao, thì hãy thủ thỉ êm ái để trấn tĩnh bé, nhưng xin đừng bật đèn cũng như ẵm bé lên tay.

9. Coi chừng giấc ngủ trưa muộn

Đối với phần lớn trẻ em, ngủ trưa là thực sự cần thiết cho đến khi chúng được 2 tuổi. Tuy nhiên, một giấc ngủ trưa quá lâu sẽ gây ra chứng khó ngủ vào buổi tối. Một đứa trẻ ngủ tới 16 tiếng vào ban ngày thì người mẹ sẽ rất vất vả để ru nó ngủ vào ban đêm.

10. Tránh những kích động trước khi ngủ

Trong một ngày 24 tiếng đồng hồ nhiệt độ cơ thể bé luôn dao động theo một nhịp có tính chất di truyền. Buổi tối lúc gần đi ngủ nhiệt độ cơ thể con người nói chung bắt đầu giảm xuống. Có nhiều yếu tố khác nhau làm thời gian giảm nhiệt độ của cơ thể chậm lại, do vậy, sẽ dẫn đến những khó khăn cho giấc ngủ. Những trò chơi vận động diễn ra quá khuya hoặc một chấn động tâm lý: hình ảnh bạo lực, kinh dị gây kinh hãi trên ti vi, cãi vã tại bàn ăn. tất cả tuyệt đối cần phải được tránh.

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em