LÀM SAO TRỊ ĐÁI DẦM Ở TRẺ EM?

BS. DƯƠNG MINH HOÀNG

Theo Medecinenet 1998

Đái dầm được coi như đi tiểu không theo ý muốn trước tuổi có chủ ý được, một tình trạng khá phổ biến ở trẻ em và thiếu niên. Điều này quả gây khó chịu cho cha mẹ và đứa trẻ. Đối với một trẻ làm ướt giường, nó thật sự bối rối. Đối với các bậc cha mẹ, ai nấy đều phiền muộn và không khỏi tức giận. Họ thường tự hỏi có phải chứng đái dầm của trẻ là chủ ý hay do lười biếng.

I. Ai hay bị chứng này?

Đái dầm thường gặp ở khoảng 15-20% trẻ từ 5-6 tuổi và 1% thiếu niên. Ngay bên Mỹ, thống kê cho thấy có từ 5-7 triệu trẻ con cứ tối đến là đái dầm.

Đa số trẻ đái dầm đều có cơ thể và cảm xúc rất bình thường. Trong lúc một vài đứa có bàng quang khá nhỏ nhưng điều ấy không giúp chúng khỏi đái dầm được. Đái dầm ở mọi trẻ dưới 6 tuổi rất thường gặp đến nỗi không cần điều trị gì đặc biệt. Tuổi trung bình của những trẻ đái dầm ở bệnh viện chuyên về chứng này là Alfred1 duPont là 10 tuổi. Đái dầm thường gặp trong nhiều gia đình: có đến 85% trẻ ở bệnh viện này có người thân bị và 25% có cha mẹ hay sinh đôi cũng bị chứng này.

II. Có mấy loại đái dầm?

Hầu hết trẻ thuộc loại tiên phát có nghĩa là chúng bị ngay từ hồi còn rất bé. Đái dầm không liên hệ gì đến cách huấn luyện cho trẻ đi tiểu ra sao. Cha mẹ không nên cảm thấy có lỗi hay đã làm điều gì sai trái. Một vài trẻ bị đái dầm thứ phát có nghĩa là không bị trong nhiều tháng và rồi bị sau đó. Trong lúc một vài bệnh như nhiễm trùng tiểu hay tiểu đường và một vài gia đình có rắc rối như ly dị hay học hành, tất cả có thể có vai trò nào đó nhưng thường không có nguyên do đặc biệt nào cả. Hầu hết các trẻ đái dầm vào ban đêm trong lúc chúng ngủ và thỉnh thoảng cũng có trẻ đái vào ban ngày ngay cả lúc thức. Có thể là bàng quang của chúng không ổn định hay là phối hợp giữa đi tiểu quá thường và nhiễm trùng tiểu. Những trẻ này cần khám BS nhi về niệu khoa và dùng thuốc trong vài tháng nhằm giúp cơ bàng quang bớt kích thích. Chứng bón có thể phối hợp với đái dầm, đôi khi một trẻ làm trây cả ra quần trong trường hợp nặng. Thông thường, sự thay đổi chế độ ăn có thể giúp chữa bón nhẹ nhưng trong trường hợp nặng phải điều trị bón ngay trước khi điều trị đái dầm. Đái dầm thường có đáp ứng tốt với những phương cách không dùng thuốc trong bệnh viện.

III. Nguyên nhân và những phương cách điều trị

Không một ai biết chính xác là tại sao trẻ lại đái dầm, có thể có nhiều lý do. Hầu hết các trẻ trong bệnh viện duPont đều có tình trạng ngủ quá say. Trong khi nhiều trẻ khác thức dậy được khi cảm thấy bàng quang đầy thì những trẻ bệnh cảm thấy khó dậy nổi.

Một vài trẻ không còn đái dầm khi ngủ ở nhà bạn hay người thân nhưng lại luôn luôn làm ướt chính giường mình. Có thể là khi ngủ giường lạ khá xa nhà, chúng không ngủ thật sâu. Điều này thường làm vỡ mộng cha mẹ và trẻ tưởng khỏi bệnh. Tuy nhiên, điều này là một dấu hiệu tốt, trẻ có thể chữa khỏi. Những trẻ này có thể ý thức được hay trong tiềm thức nghĩ rằng phải không đái dầm khi xa nhà. Loại tưởng tượng tâm lý này có thể giúp phần nào. BS Sandra Hassink ở BV duPont nói: Hầu hết các cha mẹ cố gắng đánh thức trẻ ban đêm để trẻ tiểu dù không phải dễ làm nhưng rồi chúng lại đái dầm lúc sáng và thế là ai nấy đều kiệt sức. Hầu hết cha mẹ cho con uống thật ít nước đôi khi quá đáng và trẻ bị khát suốt đêm nhưng vẫn bị đái dầm sáng hôm sau. Chúng tôi không thể nào dùng những phương cách đó. Chúng tôi không cho số lượng nước là quan trọng, đều muốn trẻ ngủ suốt đêm và dậy tùy theo ý muốn.

Theo BS Hassink, hầu hết đái dầm đều tự khỏi được và đó không phải là lỗi của trẻ. Thành công trong điều trị đái dầm còn tùy thuộc vào trẻ có chủ ý không. Mặc dù chúng không biết làm sao thay đổi được cung cách ngủ, sao cho có đêm không đái dầm nữa. Chúng tôi nói là không một ai muốn đái dầm có chủ định. Trừng phạt không nên dùng trong điều trị chứng này và có thể còn làm tình trạng xấu hơn. Sau rốt đấy là điều làm bối rối và thực sự khó chịu.

Nếu có được thành công, đấy là do sự hỗ trợ của gia đình và khuyến khích tích cực đã giữ vai trò chủ yếu. BS Hassink nói: Hầu hết trẻ trong bệnh viện chúng tôi đái dầm đủ 7 đêm trong tuần và nhiều trẻ còn đái nhiều lần trong một đêm. Dù thế chúng đều vẫn có thể điều trị khỏi. Điều khá dễ hiểu là hầu hết trẻ cứ tưởng có mình chúng là người duy nhất đái dầm trong lớp. Chúng tôi cho chúng biết những đứa khác cũng có nhưng do hầu hết trẻ ít nói với bạn bè nên nghĩ sai chỉ có chúng mới bị. Điều giúp cho trẻ là cần cho chúng hiểu những người thân trong gia đình trước đây cũng bị đái dầm và giờ đã khỏi.

Cha mẹ cần trao đổi về chứng này với bác sĩ của trẻ. Tiểu sử bệnh lý trước đây, khám bệnh, phân tích nước tiểu là giai đoạn đầu nhưng thường là kết quả bình thường. Một khi trẻ càng lớn, tỷ lệ còn đái dầm thường giảm hẳn. Một trẻ đái dầm trước sau rồi cũng hết. Mục đích điều trị là làm sao cho điều này xảy ra sớm hơn. Thành công có thể sớm hơn nhưng cũng phải 1-2 tháng sau khi bắt đầu điều trị. Điều trị bao gồm nhiều phương cách cùng một lúc để có kết quả tốt nhất với ít lần khám bệnh, chỉ một hoặc hai lần.

Tại bệnh viện duPont, BS Hassink cho biết đã chữa đến hàng trăm trẻ trai lẫn gái trong một năm. Phương cách điều trị của chúng tôi là thay đổi thái độ và thường không dùng đến thuốc. Một vài chương trình điều trị dùng hormon chống lợi niệu DDAVP xịt vào mũi của trẻ trước khi ngủ. Hầu hết các bậc cha mẹ đều đã thử dùng phương cách ấy nhưng không thành công trước khi đến chúng tôi. Tỷ lệ khỏi bệnh 1 năm khi dùng thuốc ấy, không tốt như đã mong đợi. Thật ra đấy chỉ là một phần trong các phương cách của chúng tôi và thuốc ấy không rẻ. Mặt khác, theo bác sĩ của trẻ dùng cách ấy cho biết có kết quả tốt và khá tiện lợi. BS Hassink khuyến khích trẻ tự có trách nhiệm khi dọn dẹp các chăn ướt của mình nhưng đấy không phải là trừng phạt. Thường là trẻ cảm thấy tốt hơn một khi làm được công tác ấy. Chúng tôi gợi ý trẻ không nên dùng quần kéo lên suốt 1-2 tháng trong lúc đang điều trị và tập huấn luyện cơ bàng quang một lần trong ngày. Chúng tôi cũng cho trẻ đọc sách về đái dầm mỗi đêm giúp trẻ gắng giữ được khô ráo.

Một đồng hồ báo động rung hoặc reng lên cũng là một phần trong chương trình điều trị. Một số bệnh nhân trước đây đều có dùng đồng hồ không hiệu quả nhưng khi dùng chung với nhiều cách khác lại cho kết quả tốt. Chúng tôi cũng kiểm tra làm thế nào trẻ thức với đồng hồ báo động cùng với cha mẹ ở đấy lúc còn thức.

Cuối cùng chúng tôi cần nhấn mạnh là phải mất nhiều tuần hay vài tháng mới đáp ứng tốt và mọi người cần kiên nhẫn. Thường là các cha mẹ thiếu kiên nhẫn chỉ được 1-2 tuần rồi bỏ cuộc. Điều cần thiết cha mẹ phải hỗ trợ trẻ đái dầm, cần nhớ là kết cuộc được lâu dài mới thực sự là tốt.

 

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em