VỆ SINH VÔ TRÙNG KHI NUÔI TRẺ

PGS. BS LÊ DIỄM HƯƠNG

Vệ sinh nơi ở của trẻ

Nếu có điều kiện, nơi ở của trẻ cần phải sạch sẽ, thoáng mát, sáng sủa và đầy đủ không khí. Nếu có ánh sáng mặt trời rọi vào buổi sáng càng tốt. Nhiệt độ trong phòng ít nhất là 24oC-26oC, buổi tối khi ngủ có thể giảm xuống, cần phải chú ý ủ ấm cho trẻ. Tránh khói tỏa vào phòng của trẻ, vì vậy nơi đun nấu nên cách xa chỗ nằm, nên lau nhà hàng ngày, tránh quét bụi bay tung làm bé hít phải bụi. Màn dùng cho trẻ nên rộng, thoáng mát, để bé thở được dễ dàng.

Giường nằm của mẹ và bé, cần phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, khi cần thứ gì có thể lấy dùng được ngay cho bé. Nếu có giường riêng cho bé ngủ ngày để chuyển ra chỗ thoáng mát là tốt nhất.

Vệ sinh ăn uống

Trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh người mẹ cần được dinh dưỡng thật tốt, tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe mạnh mới bảo đảm có sữa cho con bú, bảo vệ nguồn sửa tạo điều kiện cho trẻ phát triển thể lực tốt và thông minh.

Tuy nhiên vì một lý do nào đó, mẹ bị bệnh hoặc quá yếu, không có sức hoặc thiếu sữa thì lúc đó buộc lòng bà mẹ phải nuôi con bằng sữa nhân tạo hoặc các thức ăn khác để thay thế sữa mẹ. Và mẹ cần biết cách pha sữa theo đúng hướng dẫn của người chuyên môn, vì nếu thực hiện không đúng sẽ gây rối loạn tiêu hóa làm trẻ chậm lớn.

Dụng cụ pha sữa

Trước hết cần phải có cho được bình sữa và núm vú cao su để dùng cho trẻ. Ngoài ra còn cần có một cái xoong để luộc bình sữa hoặc nồi hấp để tiệt trùng dụng cụ trước khi dùng cho trẻ.

1/ Bình sữa: chọn mua loại rộng miệng, trên thân bình có chia độ rõ ràng thuận tiện cho việc pha sữa đúng liều lượng.

2/ Mỗi lần cho bú xong, phải rửa ngay và đánh bằng xà phòng thật sạch. Trước khi pha sữa, phải luộc lại bình và núm vú trong 10 - 15 phút.

3/ Với hoàn cảnh hiện nay, có thể pha sữa saün vào bình thủy một vài bữa sữa và mỗi lần ăn thì rót sữa vào bình sau khi đã hấp hoặc luộc kỹ bình, hoặc nếu có tủ lạnh thì càng tốt, mỗi lần bé bú sẽ hâm nóng lại.

4/ Trường hợp có điều kiện gửi nhà trẻ, mẹ cho bú ngày vài lần; lúc ăn mẹ cho thêm sữa bò, cũng có thể áp dụng cách trên; điều cơ bản là pha sữa phải đúng liều lượng, chớ nên pha đại khái lúc đặc qua hoặc loãng quá sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa của trẻ.

5/ Núm vú cao su nên chọn loại mềm, dùng cho trẻ, nhất là ở trẻ thiếu tháng. Phải dùng kim hơ nóng châm lỗ cho đúng cách, vì nếu lỗ thông rộng quá, bé bú có thể bị sặc, ngược lại lỗ thông hẹp quá, bé bú quá mệt, không thể uống hết lượng sữa, như vậy phải thông núm vú cao su cho đúng cách qui định, thông hai lỗ, nếu nghiêng bình sữa mà thấy chảy ra giọt là được. Trong thị trường hiện nay có loại núm vú đã có lỗ thông saün, chỉ cần chọn loại phù hợp cho trẻ là được. Khi bú xong phải rửa núm vú bằng nước muối cho sạch cặn sữa và sau đó rữa kỹ lại.

Cách cho bú bình

Để trẻ ở tư thế ngay ngắn, cao đầu, để khi bú sữa dễ xuống dạ dày. Người mẹ cầm bình sữa để đáy bình chếch phía trên cho không khí chuyển hết lên đáy và chú ý sao cho sữa luôn luôn che kín núm vú, tránh hơi vào dạ dày trẻ. Nếu trẻ bú mạnh quá, hoặc lỗ núm vú quá to, sữa xuống nhanh, có thể làm trẻ sặc thì cần cho trẻ nghỉ một tí, nghĩa là rút núm vú ra, rồi lại cho bú lại. Có nhiều trường hợp mẹ không để ý, trẻ làm một hơi nhưng nuốt không kịp, ho sặc, sữa bắn ra và trào ra cả đằng mũi.

Tốt nhất, khi cho ăn, chỉ trong vòng 20 phút; cần chú ý theo dõi sắc mặt của bé khi bú, đừng làm cho bé vừa ăn, vừa cười đùa, trong khi miệng bé đầy sữa; dù không sặc nhưng vẫn có những phản xạ ho hoặc hắc hơi của bé, cũng có thể làm bắn một vài giọt sữa vào đường hô hấp, sẽ không có lợi cho bé.

Nếu thấy trẻ bú ít, hoặc uể oải không muốn bú thì phải xem lỗ núm vú có thông không? Thường thì nếu trẻ vẫn bú tốt , đòi ăn mà bú phải bình sữa có núm vú không thông, thì nó la khóc ầm ĩ. Mẹ cần chọn núm vú khác thông sữa, bé sẽ bú hết ngay. Trường hợp bé bú uể oải thật sự, không buồn núc núm vú, hoặc trẻ cằn nhằn khó chịu, thì phải kiểm tra xem có gì làm cho trẻ khó chịu không? Tã lót, áo mặc có quá chật kết không? Có đái ướt không? Nếu tiếp tục trong mấy bữa liền mà trẻ vẫn bú yếu, hoặc bỏ bú, thì có thể là bé bị bệnh, cần đưa đi khám bệnh để thầy thuốc cho ý kiến.

Đặc biệt chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là lượng sữa và nước cần thiết trong ngày phải được cung cấp đầy đủ như đã nêu ở trên. Nếu tính tổng lượng sữa trẻ ăn trong ngày thiếu quá nhiều so với số lượng cần thiết thì đó là một dấu hiệu không bình thường.

Bé bú xong, nâng cao đầu, chờ cho ợ hơi rồi mới đặt bé nằm xuống gối và nghiêng một phía, cũng như sau khi bú mẹ.

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em