CHỦNG NGỪA CHO TRẺ VÀO THẾ KỶ 21

TS-DS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

            Chủng ngừa là cách dùng mầm bệnh chết hoặc sống nhưng làm cho hết độc hoặc dùng một phần mầm bệnh (như dùng lớp vỏ ngoài siêu vi B chẳng hạn) đã được bào chế thành thuốc chủng (vaccin) để đưa vào cơ thể. Nhờ vậy, cơ thể nhận diện được mầm bệnh để khi nhiễm mầm bệnh thật, cơ thể sẽ chống trả có hiệu quả, tiêu diệt được mầm bệnh. Nói gọn hơn, chủng ngừa là nhằm phòng ngừa một bệnh nào đó bằng cách tạo nên sự miễn dịch cho người được chủng ngừa. Thông thường sự chủng ngừa được thực hiện cho trẻ từ khi mới sinh ra, tức là từ khi trẻ đã có khả năng bị nhiễm bệnh.

            Do mỗi nước có đặc điểm về mô hình bệnh tật khác nhau nên sự chủng ngừa có thay đổi tùy theo mỗi nước hoặc khu vực. Riêng nước ta, tình hình chủng ngừa không khác lắm với các nước châu Á, đặc biệt khá giống với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Gần đây, Giáo sư Somsak Lolekha, Chủ tịch Hội Nhi khoa Thái Lan đồng thời là giáo sư Nhi khoa thuộc trường Đại học Mahidol, đã có bài viết nói về triển vọng chủng ngừa cho trẻ em châu Á ở thế kỷ 21. Một số vấn đề được đề cập trong bài viết nhận thấy cũng thuộc những vấn đề của nước ta trong tương lai.

            Hiện nay có 6 bệnh được ngừa cho trẻ ở nước ta theo lịch chủng ngừa bắt buộc và miễn phí, đó là: lao, bại liệt, bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi. Ở một số nước châu Á, thậm chí có nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong chương trình tiêm chủng mở rộng có chủng ngừa thêm bệnh thứ 7 là bệnh viêm gan siêu vi B.

            Ngoài chủng ngừa bắt buộc 6 bệnh kể trên, ở ta trẻ còn được chủng ngừa tự nguyện (tức gia đình lựa chọn và chịu chi phí cho việc chủng ngừa) để ngừa các bệnh sau: viêm màng não mủ Hemophillus influenza type B Hib, viêm màng não mủ do não mô cầu Nesseria meningitidis, thủy đậu (varicella), viêm gan siêu vi B, quai bị, rubeol (có thuốc Trimovax ngừa cả 3 bệnh quai bị, rubeol, sởi), viêm não Nhật Bản B và cả viêm gan siêu vi B. Đối với các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long thì bệnh ưu tiên chủng ngừa tự nguyện vì sự lây nhiễm là thương hàn và dịch tả.

            Theo GS. Lolekha, trong tình hình hiện nay đối với trẻ em châu Á, thuốc chủng ngừa bệnh có thể phân làm 5 nhóm như sau:

            - Nhóm 1: Gồm 6 thuốc chủng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta cộng với thuốc chủng viêm gan siêu vi B. Đây là nhóm chủng ngừa bắt buộc. Cần đưa chủng ngừa viêm gan siêu vi B vào chương trình tiêm chủng mở rộng là vì tỷ lệ nhiễm bệnh này ở châu Á rất cao so với các nước phương Tây và có khoảng một nửa trẻ có mẹ nhiễm siêu vi B đều trở thành người mang mầm bệnh mạn tính.

            Bốn nhóm còn lại thuộc loại chủng ngừa tự nguyện, tùy trường hợp bố mẹ sẽ đưa trẻ đi chủng ngừa và có thể phải trả chi phí cho việc tiêm chủng.

            - Nhóm 2: Là nhóm các thuốc chủng ngừa các bệnh có thể bộc phát thành bệnh dịch địa phương (endemic diseases) như: viêm não Nhật Bản B, thương hàn, dịch tả và viêm màng não mủ do não mô cầu.

            - Nhóm 3: Là nhóm các thuốc chủng ngừa các bệnh có nguy cơ cao lây nhiễm cho trẻ, là các bệnh: viêm màng não mủ do Hib, cúm (influenza), viêm phổi do Pneumococcus, thủy đậu. Riêng chủng ngừa thủy đậu được ghi nhận là sẽ giúp trẻ miễn nhiễm phần nào bệnh "giời leo" (herpes zoster).

            - Nhóm 4: Là nhóm các thuốc chủng ngừa các bệnh do du lịch từ vùng này sang vùng kia, là các bệnh: viêm gan siêu vi A, sốt vàng (yellow fever). Thương hàn, nhiễm não mô cầu cũng được kể trong nhóm này.

            - Nhóm 5: Là nhóm thuốc chủng trong trường hợp đặc biệt, đó là bệnh dại (được ngừa do bị chó dại cắn).

            Bước vào thế kỷ 21, triển vọng thuốc chủng ngừa cho trẻ như thế nào? Điều hoàn toàn có thể thành hiện thực là người ta sẽ "xóa sổ" hai bệnh bại liệt và sởi vào đầu thế kỷ 21 như từng xóa sổ bệnh đậu mùa, không cho chúng lây nhiễm các trẻ châu Á nữa. Đương nhiên công tác tiêm chủng mở rộng phải được thực hiện tốt từ nay cho đến thời điểm đó. Và nếu công tác này thực hiện tốt thì sau đó người ta còn có khả năng loại trừ hoặc giảm tỷ lệ mắc bệnh xuống rất thấp các bệnh: rubeol, viêm gan siêu vi A, B và thủy đậu.

            Nhìn xa hơn một chút, cũng trong thế kỷ 21, các loại thuốc chủng sau đây đang là nhu cầu, sẽ được nghiên cứu và biết đâu có loại sẽ được bào chế thành công, đó là thuốc chủng bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, tiêu chảy do Rotavirus (phần lớn tiêu chảy ở trẻ em là do hai loại siêu vi này), HIV/AIDS, siêu vi C, mụn rộp do Herpes simplex, lao (bệnh lao rất cần loại thuốc chủng ngừa mới có tính hiệu quả hơn) v.v...

            Do các loại thuốc chủng dùng cho trẻ càng ngày càng tăng nên một số vấn đề đặt ra là bào chế thuốc chủng phối hợp. Tức là chỉ cần một lần tiêm chích chẳng hạn, người ta có thể đưa vào cơ thể trẻ nhiều loại thuốc chủng. Từ lâu ta đã có thuốc phối hợp phòng bạch hầu + uốn ván + ho gà (thuốc được viết tắt DTP). Sau này ta sẽ có thuốc chủng phối hợp DTP + bại liệt + siêu vi B + Hib. Hoặc thuốc chủng phối hợp sởi + quai bị + rubeol + thủy đậu v.v... Với thuốc chủng phối hợp sẽ giảm số lần trẻ bị tiêm chích cũng như sẽ giảm chi phí thuốc men, bao bì, rõ ràng sẽ rất có lợi.

            Trong thế kỷ 21, còn một vấn đề đặt ra trong nghiên cứu thuốc chủng là tìm các chất bổ trợ (adjuvants) kích thích miễn dịch tốt hơn. Hiện nay, trong các thuốc chủng người ta thường dùng hydroxyd nhômphôtphát nhôm làm chất bổ trợ kích thích sự kháng sinh thể. Trong tương lai người ta sẽ tìm được các chất bổ trợ mới có khả năng kích thích các tế bào bạch cầu T trợ giúp (T helper cells) hoạt động chống lại siêu vi, vi khuẩn, ký sinh trùng hiệu quả hơn.

            Điều sau cùng không thể không nói đến là triển vọng về thuốc chủng khi bước vào thế kỷ 21 là thế, nhưng có sớm thành hiện thực hay không còn tùy thuộc vào sự cộng tác của các bậc phụ huynh có đưa trẻ đi chủng ngừa hay không.

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em