X-QUANG CẮT LỚP (CT).
Cũng được gọi là chụp cắt lớp điện toán (CT: scanning: Computed Tomography Scanning) hay chụp cắt lớp điện toán theo trục (CAT: Coputed Axial Tomography Scanning).
Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng cách kết hợp máy vi tính và tia X chiếu xuyên qua cơ thể ở những góc độ khác nhau để cho những lớp cắt từng lớp có hình ảnh rõ ràng, đầy đủ chi tiết hơn chụp X- quang quy ước. Phương pháp này có nhiều thuận lợi nhờ hạn chế đến mức tối thiểu sự nhiễm xạ.
Đầu tiên người ta dùng rtrong một cuộc phẫu thuật năm 1972 với mục đích nghiên cứu não bộ. Sau đó, phương pháp chụp X- quang cắt lớp não được sử dụng để chẩn đoán khối u, áp xe. Xuất huyết não, và chấn thương ở đầu. Những phương pháp chụp X-quang mạch máu, X-quang thất khó thực hiện, kéo dài, có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Còn phương pháp chụp X-quang cắt lớp đơn giản, nhanh chóng, chính xác và gây nhiễm xạ ít hơn.
Chụp X-quang cắt lớp có giá trị khi dùng để định bệnh bất cứ bộ phận nào, đặc biệt được dùng trong việc định vị và định hình các bướu, và tạo điều kiện dễ dàng trong việc sinh thiết hút.
Các thông tin từ máy chụp được máy vi tính xử lý hình ảnh thành những lớp cắt của những mô khảo sát. Trên màn hình, hình ảnh các mô mềm (cả các bướu) rõ ràng hơn so với hình ảnh chụp X-quang bình thường. Các hình ảnh có giá trị đặc biệt trong việc chụp não nhờ vào các hình ảnh rõ nét của não thất (khoảng chứa đầy dịch). Những hình ảnh này được xử lý tạo ra lớp cắt hai chiều, rồi từ đó tạo ra những hình ảnh ba chiều, cũng như các hình ảnh của các mặt phẳng khác.
X-QUANG CÓ BARYTE.
Xét nghiệm khảo sát và theo dõi bệnh đường tiêu hoá bằng cách đưa bột Sulfate Baryte hoà với nước vào ống tiêu hoá rồi chụp X-quang. Baryte cản quang và cho hình ảnh sáng của lòng ruột tương phản trên phim.
Được dùng trong những trường hợp sau đây:
- Khó nuốt,
- Đau bụng,
- Ói ra máu,
- Ra máu hậu môn,
- Tiêu chảy kéo dài hặc táo bón.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
KHẢ NĂNG CHẨN ĐOÁN
Viêm hoặc hẹp thực quản, thoát vị hoành, loét hoặc u ở dạ dày, tá tràng, viêm ruột, bệnh Crohn, túi thừa ruột, bệnh kém hấp thu, u hoặc polyp ruột già. Được hỗ trợ hoặc được thay thế bởi nội soi.
THỰC HIỆN
Bệnh nhân ngoại trú, không cần gây mê.
Khảo sát dưới màn ảnh huỳnh quang theo dõi đường đi của baryte trong ống tiêu hoá và những bất thường.
Sau khi chụp, bệnh nhân thường bị táo bón và cần chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và đôi khi cần thuốc nhuận trường. Có nhiều loại hình khảo sát:
- Nuốt baryte để khảo sát thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non.
- Bơm baryte qua hậu môn để khảo sát ruột già.
Đợi khi cần hình ảnh tương phản đôi trong dạ dày hoặc thực quản, thì khi bệnh nhân uống baryte cần nuốt hơi hoặc nuốt carbonat baryte, dạng viên sủi bọt hoặc dạng cốm.
Không khảo sát được ruột non bằng hình ảnh tương phản đôi vì không thể đưa hơi vào tận ruột non.
X-QUANG ĐĨA GIAN SỐNG.
Là một kỹ thuật chẩn đoán trong đó chất cản quang thấy được trong phim X-quang được tiêm vào một đĩa gian sống, một trong những cấu trúc hấp thu chấn động giữa các đốt sống kế cận nhau.
Chụp X-quang đĩa gian sống là một trong những phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa. Các phim X-quang thường không thấy được các đĩa gian sống, mà chỉ cho thấy những khoảng trống giữa các đốt sống mà thôi.
THỰC HIỆN
Gây tê tại chỗ. Dưới hướng dẫn của tia X, đưa một kim dài, mòng xuyên qua da vào đĩa để bơm chất cản quang vào đĩa. Sau khi tiêm, chỗ tiêm bị đau, nhưng thường sớm hết đau.
KẾT QUẢ
Hình ảnh chụp được thường chỉ cho thấy đường viền ngoài nham nhở của đĩa, khó thấy được chất cản quang thoát ra. Đôi khi đĩa chỉ bị các vết rách nhỏ chứ không bị thoát vị hoàn toàn. Nếu thủ thuật này gây đau ở cột sống, đau thần kinh toạ (đau dưới mặt sau của chân) hoặc đau cánh tay thì rất có khả năng là một thoát vị thật sự.
Vì không cho kết quả chính xác hoàn toàn nên phương pháp chụp X-quang đĩa gian sống bị giới hạn nhiều so với kỹ thuật chụp X-quang cắt lớp hoặc chụp X-quang tuỷ sống.
X-QUANG ĐỘNG MẠCH.
Bơm chất cản quang vào mạch máu để thấy rõ của mạch máu trên phim.
Chụp động mạch dùng để phát hiện những bệnh lý làm biến đổi hình dạng mạch máu, bao gồm phình, hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu do xơ, vữa động mạch, do huyết khối (đông máu bất thường) hoặc huyết tắc (mảnh vụn được mang trong dòng máu). Chụp động mạch được dùng để phát hiện thay đổi mạch máu đến cơ quan bị hư hại hoặc do khối u. chú ý sự sắp xếp bất thường của mạch máu, bác sĩ có thể đánh giá sự lan rộng của bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua để phát hiện nghẽn hay hẹp hệ động mạch, cung cấp máu cho não.
Chụp động mạch não được dùng xác định phình mạch não hoặc giúp xác định chính xác vị trí u não trước mổ. Chụp động mạch vành, thường kết hợp với thông tim được thực hiện để tìm vị trí hẹp hay nghẽn hệ mạch máu cấp máu cho tim.
THỰC HIỆN
Chất cản quang được tiêm vào mạch máu qua một ống thông mềm (ống cao su có thể gập lại), ống này được đưa vào động mạch đùi ở bẹn, động mạch cánh tay ở ngay trên khuỷu hoặc động mạch cảnh chung. Để đưa ống thông vào gây tê tại vùng da và mô quanh động mạch, sau đó đưa vào một cây kim rỗng vào động mạch. Đưa một sợi dây kim loại dài và mảnh có đầu mềm vào trong kim làm vật chỉ dẫn để luồn ống thông vào loàng mạch máu. Dưới sự kiểm soát của X-quang, đưa đầu ống thông vào sâu hơn trong lòng mạch máu và bơm chất cản quang vào. Một loạt hình ảnh X-quang có được nhanh chóng, từ đó có thể nghiên cứu dòng máu chảy trong lòng. Chụp động mạch có thể kéo dài vài phút đến vài giờ.
X-QUANG ĐỘNG MẠCH KỸ THUẬT SỐ.
Dùng kỹ thuật vi tính để tạo ra hình ảnh chính của mạch máu cần chụp và loại bỏ những thông tin thừa. Chụp động mạch kỹ thuật số cần ít chất cản quang hơn cách chụp thông thường nên an toàn cho bệnh hơn, những chi tiết do chụp động mạch kỹ thuật số không phải lúc nào cũng tốt như cách chụp thông thường.
Kỹ thuật chụp mạch máu phát triển trong những năm gần đây không những đáp ứng nhu cầu chẩn đoán mà còn khả năng điều trị, trong trường hợp không cần phẫu thuật. Có thể gắn bóng nhỏ vào đầu ống thông để nong đoạn động mạch hẹp. Tiêm dị vật vào để làm giảm hoặc ngăn chặn sự cấp máu cho khối u. Có thể truyền trực tiếp thuốc kiểm soát xuất huyết hoặc điều trị khối u vào những mạch máu cung cấp cho cùng bệnh.
TAI BIẾN
- Dị ứng với chất cản quang.
- Tổn thương mạch máu ở chô tiêm hoặc bất cứ nơi nào dọc đường đi mạch máu khi ống thông đi qua.
X-QUANG ĐƯỜNG MẬT
Phương pháp chụp phim X-quang đường mật có bơm thuốc cản quang.
Khi bệnh nhân đã mổ cắt túi mật, hiện nghi ngờ có sỏi đường mật. Sỏi đường mật cũng giống như sỏi túi mật. thường chụp đường mật sau khi siêu âm không thấy được sỏi.
Cũng có khi chụp đường mật trong lúc đang mổ cắt túi mật để chắc chắn rằng không bỏ sót sỏi trong đường mật. Chụp đường mật cũng dùng cũng dùng trong chẩn đoán hẹp đường mật do khối u.
THỰC HIỆN
Tiêm chậm chất cản quang vào tĩnh mạch. Gan sẽ tiết ra chất cản quang này vào đường mật nhiều giờ sau đó. Nếu tiêm trực tiếp chất cản quang vào đường mật thì hình ảnh sẽ hoàn hảo hơn.
Có thể tiêm chất cản quang trực tiếp vào đường mật bằng ống nội soi qua miệng, dạ dày, tá tràng, đến đường mật, hoặc tiêm bằng kim dài, mảnh xuyên qua thành bụng, vào gan. Khi đường mật chứa đầy chất cản quang, người ta chụp phim X-quang, sẽ thấy hình ảnh sỏi rất rõ ràng.
X-QUANG ĐƯỜNG MẬT QUA ỐNG T.
Là kỹ thuật chụp hình ảnh X-quang đường mật, có thể thực hiện lúc đang làm phẫu thuật hoặc sau khi phẫu thuật trên ống mật chủ. Mục đích là nhằm xác định xem sau khi làm phẫu thuật cắt túi mật, có còn sót sỏi trong đường mật hay không. Ống T là một ống bằng cao su có hình chữ T, được đặt vào trong đường mật sua khi can thiệp phẫu thuật trên đường mật. Hai nhánh ngắn của ống đặt trong đường mật chính, thân ống đưa ra ngoài bụng qua một đường rạch nhỏ trên da thành bụng.
Chụp đường mật qua ống T còn được thực hiện vào ngày thứ 8 – 10 sau phẫu thuật trên đường mật. Bơm thuốc cản quang vào ống T và chụp phim X-quang. Nếu không thấy sót sỏi, có thể rút ống T. nếu còn sót sỏi trong đường mật thì phải để lưu ống T lại, chờ một quyết định điều trị mới.
X-QUANG ĐƯỜNG MẬT – TUỴ QUA NỘI SOI NGƯỢC DÒNG.
Dùng để khảo sát đường mật và ống tuỵ, chủ yếu được sử dụng khi nào siêu âm cắt lớp hoặc chụp X-quang cắt lớp không co thấy hình ảnh rõ ràng.
THỰC HIỆN
Thời gian chụp kéo dài 20-40 phút, người bệnh nhịn ăn uống trong 8 giờ trước đó. Có thể dùng thuốc an thần nhẹ và tê tại chỗ vùng họng. Đưa ống nội soi mềm vào qua thực quản, xuống dạ dày rồi tá tràng (đoạn đầu của ruột non). Luồn một ống thông mềm nhỏ hơn qua bóng Vater (nơi ống mật và tuỵ đổ vào ruột non), để bơm thuốc cản quang vào đường mật – tuỵ. Sau đó chụp X- quang phát hiện được các bất thường của tuỵ – đường mật. Nếu phát hiện bệnh có thể điều trị ngay tuỳ trường hợp (ví dụ: sỏi đường mật sẽ được lấy ra sau khi dùng dụng cụ nong rộng ống mật), nếu nghi ngờ có u cổ có thể sinh thiết hoặc phết tế bào để làm xét nghiệm.
X-QUANG ĐƯỜNG NIỆU
Là phương pháp chụp ảnh Xquang đường niệu (thận, niệu quản và bàng quang), còn gọi là chụp X- quang thận- niệu quản. Tiêm thuốc cản quang vào máu, sau đó tiến hành chụp ảnh X-quang vào thời điểm thuốc được bài tiết ở thận, niệu quản và bàng quang.
- Chụp X-quang đường niệu khi bị nhiễm trùng đường tiểu tái phát, tiều máu, hoặc nghi ngờ có sỏi niệu.
- Chụp X-quang đường niệu cũng giúp xác định nguyên nhân cao huyết áp ở người trẻ (do thận).
CHỤP ĐƯỜNG NIỆU QUA ĐƯỜNG TĨNH MẠCH (IVU).
Bệnh nhân phải nhịn uống nước trước khi chụp 4 giờ, uống thuốc sổ để tẩy sạch ruột (như vậy hình ảnh sẽ rõ ràng hơn).
Chụp một ảnh X-quang bụngở tư thế nằm. Sau đó tiêm thuốc cản quang có chứa Iốt vào tĩnh mạch cánh tay. Thuốc sẽ đi vào dòng máu, đến thận và đường tiểu.
Chụp thêm một ảnh X-quang nữa ngay sau khi tiêm thuốc cản quang, và vào các thời điểm 5 phút, 10 phút và 30 phút sau đó. Khi chụp phải đè ép lên bụng bệnh nhân để thấy rõ hình ảnh của đài và bể thận.
Sau khi thuốc cản quang xuống đầy bàng quang, đề nghị bệnh tiểu và chụp thêm một phim X-quang nữa trong lúc đang tiểu.
CHỤP THẬN- NIỆU QUẢN NGƯỢC DÒNG.
Bệnh nhân được gây mê, đưa một ống soi vào bàng quang, sau đó luồn một ống mảnh, qua ống soi bàng quang, ngược dòng niệu quản, lên đến thận. Bơm một lượng nhỏ thuốc cản quang và chụp phim.
KẾT QUẢ
Chụp X-quang đường niệu qua đường tĩnh mạch có thể khảo sát được kích thước, hình dạng, vị trí của thận, đường đi của niệu quản, kích thước và vị trí của bàng quang, phát hiện các tình trạng nghẽn tắc niệu quản. Phim Xquang chụp sau khi đi tiểu nhằm khảo sát các chức năng tống xuất nước tiểu của bàng quang có hoàn toàn hay không.
BIẾN CHỨNG
Chụp Xquang đường niệu nói chung rất an toàn, nhưng không được áp dụng trên các bệnh nhân bị dị ứng với chất Iốt. Chụp Xquang đường niệu ngược dòng làm tăng nguy cơ lan tràn nhiễm trùng sẵn có trong đường tiểu.
X-QUANG KHỚP
Kỹ thuật chụp khớp sau khi bơm thuốc cản quang vào trong khớp bị tổn thương để chẩn đoán, hiện ít dùng và được thay thế bằng cộng hưởng từ, siêu âm, soi khớp.
X-QUANG MẠCH BẠCH HUYẾT
Là một kỹ thuật hình ảnh học cho thấy các mạch bạch huyết và hạch bạch huyết bằng cách bơm một chất cản quang vào trong mạch bạch huyết. Trước đây kỹ thuật này hay được dùng để xác định mức độ lan tràn của ung thư trong cơ thể (vì các hạch bạch huyết có khả năng giữ lại các tế bào ung thư). Hiện nay dù bằng kỹ thuật chụp X quang cắt lớp hay hoặc chụp ảnh cộng hưởng từ cho kết quả tốt hơn; kỹ thuật chụp X quang mạch bạch huyết vẫn tỏ ra hữu dụng trong việc hoạch định và theo dõi điều trị đối với một số loại ung thư (như ung thư tinh hoàn và ung thư cổ tử cung).
THỰC HIỆN
Bình thường không thể thấy được các mạch bạch huyết dưới da, do đó việc đầu tiên là phải tìm cách nhận diện ra chúng. Để chụp Xquang mạch bạch huyết của nửa dưới cơ thể; tiêm phẩm xanh vào các nếp da giữa các ngón chân, phẩm sẽ ngấm vào các mạch bạch huyết dưới da làm cho các mạch này có màu xanh làm cho bác sĩ Xquang có thể xác định vị trí bơm chất cản quang khi cần chụp Xquang mạch bạch huyết dưới da cánh tay được nhận diện để bơm chất cản quang khi cần chụp Xquang mạch bạch huyết của nửa trên cơ thể.
Sau khi gây tê tại chỗ, rạch da để bộc lộ mạch bạch huyết ở chân, dùng kim bơm vào đó một chất cản quang, chờ vài tiếng đồng hồ để thuốc có thể ngấm lên các mạch ở đùi, bẹn và bụng rồi mới chụp Xquang, sẽ có hình ảnh của các mạch bạch huyết.
X-QUANG NGỰC
Xét nghiệm rất thông dụng để khám phổi và tim. Chụp Xquang lồng ngực rất nhanh, đơn giản và không đau. Có thể chụp Xquang tại giường hay tại nhà nhờ các loại máy Xquang di chuyển được.
THỰC HIỆN
Phim Xquang được đựng trong một hộp dẹt, lớn đặt ngang tầm ngực. Bệnh nhân đứng giữa phim và máy, đối mặt với tâm phim, ngực chạm vào phim, cằm đặt phía trên hộp phim. Hai tay chống hông, vao kéo ra trước, để kéo hai xương bả vai ra ngoài, nhờ vậy có thể nhìn thấy phổi được rõ ràng hơn. mang một tấm màn bằng chì che phần dưới cơ thể chống lại tia phóng xạ.
Bệnh nhân hít sâu, sau đó nín thở; trong khi người kỹ thuật viên vận hành máy cho tia X đi qua phần trên thân mình từ phía sau lưng. Phim Xquang không chỉ cho thấy hình ảnh của tim và phổi mà còn cho thấy các mạch máu lớn, xương và khớp.
X-QUANG THẬN
Là một kỹ thuật để đánh giá chức năng thận, thực hiện nhanh và không đau, chỉ dùng một liều tia xạ thấp.
Tiêm chất cản quang, hoặc hippuran hoặc acid pentetic vào máu, đến thận vào nước tiểu. Trong lúc thực hiện chụp tia X thận, người ta đếm liều tia xạ liên tục và ghi thành biểu đồ gọi là biểu đồ thận (một đường cong đếm được mỗi giây). Cần khảo sát cả hai thận đồng thời để so sánh chức năng của chúng.
Dùng chụp tia X thận khi có nghi ngờ tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu. Bình thường, tỷ lệ đếm tia xạ tăng nhanh sau khi tiêm khoảng 30 giây, trong khoảng 5 phút kế tiếp nó tăng chậm hơn rồi giảm xuống khi chất đồng vị phóng xạ đi đến bàng quang. Nếu có sự tắc nghẽn, chất đồng vị phóng xạ tồn đọng trong thận, tỷ lệ đếm liên tục tăng, tạo một biểu đồ có hình dạng khác hẳn.
X-QUANG TĨNH MẠCH CÓ CẢN QUANG
Là một phương pháp chẩn đoán, cho phép quan sát được các tĩnh mạch trên phim Xquang sau khi bơm vào tĩnh mạch một chất cản quang.
Chụp tĩnh mạch có cản quang nhằm phát hiện các bất thường về giải phẫu hay bệnh lý của hệ tĩnh mạch do cục máu đông, khối u ), hoặc bệnh lý hay tổn thương của cơ quan do tĩnh mạch này cấp máu. Phương pháp này còn được dùng để đánh giá mức độ làn tràn của bệnh trước khi đề ra kế hoạch điều trị.
Các tĩnh mạch được khảo sát nhiều nhất là các tĩnh mạch ở chân, khi nghi ngờ có huyết khối tĩnh mạch sâu. Các tĩnh mạch khách cũng được khảo sát như tĩnh mạch nách, tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch thận.
THỰC HIỆN
Bơm thuốc cản quang vào tĩnh mạch cần khảo sát bằng kim đâm trực tiếp vào tĩnh mạch, hoặc bằng một ống thông luồn vào tĩnh mạch dưới dưới sự kiểm tra của Xquang, nhờ vậy có thể khảo sát được dòng máu chảy dọc theo tĩnh mạch. Chụp ảnh cản quang của tĩnh mạch đùi cần 20 phút, các nơi khác phải mất nhiều thời gian hơn.
X-QUANG TÚI MẬT
Phương pháp chụp X quang khảo sát túi mật và ống mật chủ sau khi tiêm thuốc cản quang. Mục đích chính là để phát hiện sỏi mật, chỉ làm nếu siêu âm không giúp chẩn đoán được.
THỰC HIỆN
Bệnh nhân uống thuốc có chứa chất cản quang, sau đó khoảng 12 giờ, thuốc sẽ được gan bài tiết thuốc vào mật. Mật có chất cản quiang được dự trữ trong túi mật, nhờ vậy người ta thấy được hình ảnh của túi mật trên phim Xquang. Sỏi mật khô ng hấp thu được chất cản quang nên sẽ có hình ảnh các lỗ trống trên phim Xquang.
X, TIA X
Một dạng năng lượng điện tử có độ dài sóng ngắn, không nhìn thấy được, phát ra khi điện tử được phóng đi với tốc độ cao vào một bản kim loại nặng.
Tia X được khám phá năm 1895 do ông Wilhem Conrad Roentgen. Từ lúc khám phá tia X sử dụng cho mục đích y khoa trong chẩn đoán và điều trị.
Tia X được sử dụng để tạo ra hình ảnh của xương, cơ quan và mô bên trong cơ thể. Liều tia X thấp đi qua mô và cho những hình ảnh trên phim hay màn huỳnh quang. Những hình ảnh đó gọi là hình Xquang, cho thấy được sự thay đổi cấu trúc của vùng được khám nghiệm.
Tia X gây tổn thương mạnh trên những tế bào sống, đặc biệt trênc hế độ phân chia của tế bào, nên tia X liều cao được sử dụng trong điều trị bệnh ung thư (vì tế bào ung thư chia rất nhanh).
Tia X được tạo ra do những điện tử phóng ra từ một thiết bị gọi là ống bắn tia X vào một bản kim loại nặng (Tungsten). Tia X được phát ra theo đường thẳng và chiếu ra bên ngoài theo tất cả mọi hướng từ một điểm trên bản kim loại. Trong máy X quang ống tia X được bao kín xung quanh bằng hộp chì, trừ một lỗ mở nhỏ để chúm tia X được phát ra.
Mỗi loại mô của cơ thể hấp thu tia X khác nhau. Xương đặc chứa nhiều calxi nên hấp thu tia X tốt, ngược lại mô mềm như da,mạch máu, cơ, hấp thu tia X kém hơn. Vì vậy khi chiếu tia X lên cánh tay, trên ohim X quang hay trên màn huỳnh quang xương sẽ có hình ảnh trắng rõ và mô mềm xung quanh có màu xám tối.
XÉT NGHIỆM XQUANG
Khi bệnh nhân đến khám, kỹ htuật viên Xquang giải thích cách thức thực hiện cho bệnh nhân. Phải cởi bỏ y phục che phủ vùng được chiếu tia X và bỏ tất cả những thứ để che hình ảnh cản quang trên phim như đồ trang sức, kẹp tóc, răng giả, tóc giả. Vị trí của bệnh nhân khi chụp được chọn cẩn thận để cho hình ảnh rõ nhất, nhưng có thể thay đổi nếu bệnh nhân quá mệt hay quá đau.
Phim Xquang được chức trên một hộp phẳng, bệnh nhân nằm, ngồi hay đứng để vùng được khám tiếp xúc với hộp phim. Để tránh hình ảnh bị mờ thì bệnh nhân phải bất dộng khi chụp. Để bệnh nhân thoải mái, thời gian chụp cần thật ngắn thường chỉ một phần giây nhưng nếu cần thiết vùng chụp có thể được nâng đỡ hay bất động.
KỸ THUẬT CHỤP XQUANG ĐẶC BIỆT
Chỗ rỗng hay chứa đầy dịch trong cơ thể thường không lộ rõ trên phim Xquang trừ khi đưa vào đó một chất cản quang. Kỹ thuật chụp cản quang thường được dùng trong chụp túi mật, đường mật, đường tiết niệu, đường tiêu hoá, mạch máu, tuỷ sống, khớp.
Tia X có thể sử dụng để chụp hình ảnh qua một lớp cắt ngang qua một cơ quan hay một phần của cơ thể bằng kỹ thuật chụp cắt lớp. Có thể kết hợp chụp cắt lớp với khả năng phân tích của máy vi tính để có những hình ảnh chính xác và chi tiết hơn.
SỰ AN TOÀN KHI SỬ DỤNG TIA X
Liều lớn của sự phát xạ có thể rất nguy hiểm ngay cả những liều nhỏ cũng có nguy cơ. Do đó người ta cố gắng cải tiến phim thiết bị kỹ thuật hình ảnh hiện đại cho những hình ảnh tốt nhưng với khảnăng niễm xạ thấp nhất cho bệnh nhân.
Tổn thương gen có thể giảm thiểu bằng cách dùng tấm chắn chì để bảo vệ cơ quan sinh sản của bệnh nhân khỏi tia X. xét nghiệm Xquang thường nên tránh cho người đang mang thai. Kỹ thuật viên Xquang và Bác sĩ phải mang dụng cụ theo dõi độ nhiễm xạ.