74. Nguyên nhân gì dẫn đến bệnh nhiều lông ở phụ nữ? Điều trị như thế nào?
So với những phụ nữ cùng lứa tuổi, chủng tộc, nếu thấy lông quá nhiều, quá to, quá dài, thường xuất hiện ở mép trên, dưới cằm, xung quanh vú, đường thẳng rốn xuống, dưới đùi, xung quanh bụng..., bạn đã mắc bệnh nhiều lông ở phụ nữ.
Việc testosteron trong cơ thể quá nhiều đã kích thích mạnh đến chân lông. Một số chứng bệnh có thể dẫn đến biểu hiện ái nam ở phụ nữ, trong đó có hiện tượng mọc nhiều lông.
Nếu phụ nữ mọc nhiều lông, nhưng testosteron trong máu ở mức bình thường, kinh nguyệt và công năng sinh dục bình thường, thì đó là hiện tượng chân lông quá mẫn cảm với testosteron.
Vì vậy, nhiều lông ở phụ nữ chỉ là một triệu chứng. Bác sĩ cần tìm hiểu rõ bệnh án, kiểm tra cơ thể, đo thân nhiệt cơ sở, siêu âm, hóa nghiệm máu, nước tiểu, thí nghiệm một số công năng... mới có thể tìm rõ nguyên nhân gây ra bệnh nhiều lông ở phụ nữ.
Việc mọc nhiều lông gây nhiều phiền não cho phụ nữ. Nó không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp mà còn ảnh hưởng đến tình yêu, hạnh phúc gia đình. Vì vậy, không ít người lo lắng chạy chữa. Đối sách đầu tiên đối với bác sĩ là tìm rõ nguyên nhân. Nếu có khối u thì nên phẫu thuật cắt bỏ. Nếu testosteron trong buồng trứng quá nhiều thì nên uống thuốc tránh thai, ức chế sự hình thành testosteron. Cũng có thể dùng loại thuốc kháng lại testosteron, làm gián đoạn sự kích thích của testosteron đối với chân lông.
Muốn điều trị kích thích kể trên, phải uống thuốc trong 3-6 tháng mới dần có hiệu quả, vì thuốc có thể làm những lông mới mọc nhỏ đi, ít hơn, mềm hơn, chứ không có tác dụng đối với lông đã mọc. Khi ngừng thuốc, lông lại có thể phát triển bình thường.
Ngoài ra, có thể dùng các phương pháp điều trị vật lý như điện giải chân lông, thuốc rụng lông. Những phương pháp điều trị này chỉ đem lại những công hiệu tạm đều.