THAI SUY DINH DƯỠNG TRONG TỬ CUNG

PTS. BS LÊ DIỄM HƯƠNG

Thai suy dinh dưỡng trong tử cung thường xảy ra ở những người mẹ có bệnh như: tim, thận, thiếu máu, lao, suy nhược; nhất là hiện tượng nhiễm độc thai nghén, trường hợp lớn tuổi sinh con so hay sinh quá nhiều lần, là những yếu tố dễ gây suy dinh dưỡng cho thai trong tử cung. Khi ra đời trẻ con có cân nặng dưới 2.500 g thì tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung dao động từ 10% đến 20%. Đối với loại trẻ suy dinh dưỡng này, có thể phân chia ra 3 mức độ từ nhẹ đến nặng.

1. Loại nhẹ: Trẻ có chiều dài bình thường và cân nặng giảm ít, so với trẻ có câng nặng và tuổi thai tương ứng.

2. Loại trung bình: Trẻ có chiều dài và cân nặng giảm, vòng đầu bình thường.

3. Loại nặng: Trẻ có vòng đầu, chiều dài, và cân nặng đều giảm.

Theo nghiên cứu chi tiết của các nhà khoa học thì loại trẻ có vòng đầu bình thường là loại nhẹ nhất; thường là do các loại bệnh của mẹ như tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén thể nhẹ.

Loại trẻ này, khi phát triển trong bào thai, sự phân chia tế bào đã tương đối hoàn chỉnh, khối lượng tế bào bình thường, do đó vấn đề nuôi dưỡng không khó khăn lắm; nếu sống qua được giai đoạn sơ sinh và nuôi dưỡng đúng cách, thì sau này chúng sẽ phát triển tương đối bình thường về mặt tinh thần và vận động, mặc dù khi sinh chúng nhẹ cân.

Điều quan trọng là trong mức độ thiếu cân, cũng cần phân biệt: thiếu cân nhẹ từ 5% đến 15% so với cân nặng bình thường, không kể sụt cân sinh lý; thiếu cân trung bình từ 15% đến 25%; thiếu cân nặng: trên 30%. Do thiếu hụt về cân nặng và tầm vóc nên trong điều trị và chăm sóc sẽ có nhiều khó khăn hơn những trẻ khác.

Loại trẻ có vòng đầu nhỏ đã có biểu hiện giảm rõ rệt số lượng tế bào trong cơ quan, chủ yếu là tế bào não ngay trong bào thai. Do đó, nếu tình trạng trung bình thì trẻ có thể sống qua được giai đoạn sơ sinh, nhưng khi sinh trẻ thường bị ngạt, viêm phổi, chảy máu, giảm đường huyết. Sau này trẻ phát triển sẽ không bình thường, có khi chậm phát triển về tinh thần, chậm lớn và thậm chí còn di chứng thần kinh. Loại nặng có thể chết trong giai đoạn sơ sinh, thường thấy phối hợp ở những thai có dị tật bẩm sinh. Lâm sàng thấy trẻ có biểu hiện rất nặng, da khô nhăn nheo, vàng da, viêm gan, nhiễm trùng hô hấp. Đa hồng cầu, dung tích hồng cầu cao trong những ngày đầu có khi 60 - 70%, hiện tượng cô đặc máu là phổ biến. Trẻ chết vì ngạt, viêm phổi, hít nước ối, và nhiễm trùng nặng.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sinh non cũng như làm cho thai chậm lớn trong tử cung. Tỷ lệ thai chậm lớn trong tử cung so với tổng số sinh không cao lắm, chỉ 4 - 5%. Mấy năm gần đây, tỷ lệ thai chậm lớn và trẻ em sinh ra bị nhẹ cân, thiếu tháng so với tổng số trẻ ra đời đã có chiều hướng giảm hơn trước, nhưng so với số trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2.500 g thì tỷ lệ chiếm tới 20 - 30%. Qua thống kê sơ bộ năm 1971 đến 1972 ở Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh tại Hà Nội là nơi tập trung nuôi trẻ sinh non của Thủ đô, tỷ lệ thai kém lớn trong tử cung xấp xỉ 15 - 20% so với trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2.500 g. Theo thống kê của Sở Y tế thì trẻ dưới 2.500 g ở thành phố Hồ Chí Minh khoảng 10%. Trong số 10% này, trẻ suy dinh dưỡng chiếm tới 20 - 30%. Ở Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, tỷ lệ trẻ dưới 2.500 g những năm trước 1985 là hơn 20%, nhưng gần đây nhờ tăng cường quản lý thai nghén, hướng dẫn sản phụ về cách tự bảo vệ thai và có một vài chương trình giúp đỡ cho bà mẹ mang thai có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, nên tỷ lệ trẻ dưới 2.500 g giảm đáng kể, còn 10 - 13% trong số thai phụ tới sinh tại bệnh viện. Một số trẻ khác thiếu dinh dưỡng nặng có khi giảm hơn 20% cân nặng, thậm chí còn giảm hơn nữa lại thường xảy ra ở người có thai nhiều lần, mẹ mắc bệnh trường nhiễm như: tim, thận, tăng huyết áp, thiếu máu, nhiễm độc thai nghén nặng v.v...

Những yếu tố trên đều có thể đưa đến sự chậm lớn của thai mà nguồn gốc chính là do rối loạn dinh dưỡng của nhau thai, thêm vào đó sự tổn thương và rối loạn huyết động ở bánh nhau sẽ cản trở việc vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi thai làm cho đứa trẻ không thể lớn lên được. Những thí nghiệm trên súc vật cho thấy yếu tố cân nặng của mẹ cũng ảnh hưởng tới cân nặng của con. Người mẹ có chiều cao dưới 1,4m và cân nặng dưới 40kg có thể sinh con đủ tháng, nhưng luôn luôn dưới 2.500g những năm gần đây, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy con muốn nặng trên 2.500g thì suốt thời kỳ mang thai mẹ phải tăng hơn 9kg. Tuy nhiên trên lâm sàng còn phối hợp với vấn đề thăm khám và những biểu hiện sinh lý bình thường của đứa trẻ. Một số nguyên nhân sau có thể ảnh hưởng tới sự phát triển thai.

Bệnh nhiễm trùng ở người mẹ

Người ta thường chú ý tới hiện tượng nhiễm trùng, nhất là siêu vi trùng xâm nhập vào người mẹ trong khi có thai 3 tháng đầu. Đó là nguyên nhân không những ảnh hưởng luôn cả sự kém phát triển của thai. Có thể xảy ra hiện tượng suy dinh dưỡng từ tuần thứ 20, khi tế bào nuôi lớn đệm và lớp đáy thoái triển. Khi đó siêu vi trùng tiềm tàng trong người mẹ dễ xâm nhập vào nhau thai và ảnh hưởng trực tiếp tới thai, làm ngừng trệ sự phát triển của tế bào. Những trường hợp nhiễm trùng như trên có khả năng gây thai dị dạng nhiều hơn. Hiện nay, các nhà khoa học còn đang tiếp tục nghiên cứu thêm về những bệnh lý này.

Dù sao những nhiễm trùng của người mẹ trong giai đoạn phát triển của thai cũng là một nguy cơ đe dọa cần chú ý.

Bệnh về nhau thai

Chủ yếu là tổn thương thật sự bánh nhau gây rối loạn huyết động và dẫn tới suy nhau thai. Nhau thai bị bệnh có thể thấy những hình thái như sau: có nhiều điểm tắc mạnh nhỏ, gai nhau không có mạch máu, hoặc tắc mạch, vôi hóa từng vùng của bánh nhau, hoặc xơ hóa trong những bệnh thiếu nội tiết, trường hợp nhiễm độc thai nghén kéo dài. Tình trạng nhau xơ hóa, gai nhau thoái hóa làm cho sự trao đổi sinh lý giữa mẹ và con bị giảm. Thai không phát triển được, suy mãn tính có thể gây chết trong bụng, hoặc chết gần ngày sinh.

Người ta dựa vào nghiên cứu lưu lượng máu ở nhau, thành phần nước ối, để tìm nguyên nhân bệnh tật từ người mẹ gây nên những biến chứng bất thường ở thai.

Thí nghiệm trên súc vật cho thấy sự cung cấp máu bị giảm thì tỷ lệ phân bào trong những cơ quan của thai cũng bị giảm, sự giảm tế bào trong giai đoạn tăng sinh sẽ làm cho con vật sau này có số lượng tế bào ít hơn con vật bình thường khác, và sự cản trở trong thời kỳ lớn sẽ làm cản trở kích thước tế bào. Do đó dựa trên những xét nghiệm của nước ối và kiểm tra lại bánh nhau khi sinh, có thể chúng ta chẩn đoán được thời gian nào gây tổn thương bánh nhau. Ngoài ra còn phải kể đến một vài trường hợp dị dạng bánh nhau: động mạch đơn độc hoặc dây rốn bám màng cũng làm cho tuần hoàn giữa mẹ và con bị cản trở.

Chế độ dinh dưỡng của người mẹ

Đây là một vấn đề tương đối quan trọng. Qua nhiều thí nghiệm, người ta thấy rằng ở hầu hết các động vật có vú, nếu khi có thai mà cho mẹ ăn uống kém, thì con sinh ra sẽ nhẹ cân. Sự rối loạn dinh dưỡng của người mẹ, đặc biệt là thiếu prôtein là một yếu tố đáng kể trong vấn đề kém phát triển thai trong tử cung. Sự tăng cân chậm của người mẹ trong 3 tháng cuối, hoặc tăng chậm dần từ tuần thứ 20 thường có sự liên quan tới sự sinh con thiếu cân.

Tất cả những chất dinh dưỡng có trong huyết tương của mẹ đều qua được màng nhau để nuôi đứa trẻ, trừ một số chất do bị cản trở, hủy hoại, biến chất, hoặc một số kháng thể không qua được màng nhau, vì vậy khả năng phòng bệnh của đứa trẻ càng kém, nhất là ở những đứa trẻ bản thân nó đã yếu saün khi còn trong bụng mẹ.

Ngoài ra, hiện tượng thiếu hụt về kim loại như sắt, đồng, kẽm, mangan, magie cũng gây tác hại xấu cho thai.

Ngoài các bệnh lý đã nêu trên như bệnh của mẹ, bệnh của bánh nhau, dinh dưỡng kém... cũng cần phải nói đến vấn đề dinh dưỡng đúng cách. Nếu người mẹ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ rồi và khỏe mạnh mà thai vẫn phát triển chậm, thì phải chú ý tới sự cản trở vận chuyển các chất sang con và chắc chắn là bánh nhau không bình thường. Điều cơ bản ở đây không phải là đơn thuần bồi dưỡng cho mẹ mà chủ yếu là cần chữa trị cho mẹ.

Do những yếu tố nói trên, để đề phòng và hạn chế bớt hiện tượng này, thầy thuốc có trách nhiệm hướng dẫn cho thai phụ có chế độ ăn uống thích hợp để nuôi dưỡng thai, cung cấp đầy đủ số lượng đạm và các chất kim loại, muối khoáng, để cơ thể có đầy đủ chất dự trữ vận chuyển sang cho thai nhất là trong 3 tháng cuối thời kỳ thai nghén.

Cần phải thường xuyên tích cực quản lý bệnh tật của người mang thai trong thời gian thai nghén, để phát hiện và điều trị kịp thời những hiện tượng rối loạn chuyển hóa của nhau thai.

Thai kỳ

10 biện pháp chống stress trong thời kỳ mang thai
5 vấn đề có thể gây nguy hiểm cho thai phụ
Bà mẹ mang thai nên dự trữ mật ong và giấm táo
Bạn biết gì về đa thai.
Bạn đã sẵn sàng sinh con thứ hai
Cà phê không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Các biện pháp giảm đau khi sinh
Các kiểu nghén kỳ lạ
Cách xử trí những điều khó chịu khi mang thai
Có thể biết giới tính thai nhi ngay từ tháng đầu
Cơ hội sinh con trai phụ thuộc vào vĩ độ nơi bạn sống
Dùng vitamin trước thai kỳ giảm nguy cơ sinh non
Hãy để cho cuộc chuyển dạ tự nhiên
Hạnh phúc khi được thấy con cười trong bụng mẹ
Hầu hết các cặp vợ chồng khỏe mạnh đều có con sau 2 năm
Khi có thai có nên ăn uống tẩm bổ không ?
Khi một phụ nữ có thai
Không nên lạm dụng mổ đẻ
Không nên mổ đẻ chỉ vì sợ đau
Làm ca đêm dễ sinh con già tháng
Làm gì khi phát hiện dị tật của thai qua siêu âm
Làm gì khi phát hiện thai nhi bị dị tật
Làm thế nào để giảm đau khi sanh?
Lưu ý cho những bà mẹ lần đầu tiên đi biển.
Mùa hè - cơn ác mộng của bà bầu
Mất ngủ gây khó đẻ
Mẹ béo phì, con dễ bị thừa cân
Mẹ bị cúm, con dễ mắc tâm thần phân liệt
Mẹ bị cúmMẹ bị cúm, con dễ mắc chứng tâm thần phân liệt
Mẹ có tuổi hay sinh con nhẹ cân
Mẹ căng thẳng, con lo âu
Mẹ kiêng khem không ngăn ngừa được dị ứng ở con
Mẹ nghiền chocolate sẽ sinh con hay cười
Mẹ thiếu kẽm, con yếu xương
Mẹ thiếu sắt - con chậm phát triển
Mẹ thiếu vitamin B12, con dễ mang dị tật
Mẹ ăn cá, bé sớm biết bi bô
Mẹ ăn nhiều cá, con phát triển nhanh
Mối ràng buộc từ khi còn trứng nước
Mổ đẻ gây nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi
Một số bệnh lây truyền từ mẹ sang con
Một vài suy nghĩ không đúng 
Người mẹ có thai dùng thuốc như thế nào
Nhau tiền đạo
Những bất thường do dinh dưỡng khi mang thai
Những bệnh lý thường gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ
Những chuyện sinh đẻ kỳ diệu.
Những thay đổi ở người mẹ khi mang thai.
Những điều cần biết về giáo dưỡng thai nhi
Những điều cần tránh để sinh con khỏe mạnh
Nên dự báo 'tuần sinh' thay vì 'ngày sinh'
Phát hiện thai phát triển chậm bằng máy siêu âm Doppler
Phương pháp đơn giản giúp chẩn đoán nguy cơ sẩy thai
Phẫu thuật trẻ sơ sinh trong khi mổ đẻ
Phụ nữ có thai dùng thuốc như thế nào?
Phụ nữ có thai không cần ăn quá nhiều
Phụ nữ có thai không nên dùng quá nhiều cafein
Phụ nữ có thai không nên ăn nhiều gan
Phụ nữ có thai ăn kiêng long nhãn.
Phụ nữ lạc quan dễ sinh con trai hơn
Phụ nữ mang thai cần axit folic
Phụ nữ nhẹ cân dễ sinh con gái
Rối loạn tâm thần thời kỳ sinh đẻ
Sinh con không đau nhờ gây tê tủy sống
Sinh con trai làm giảm tuổi thọ của phụ nữ
Sinh không đau bằng gây tê và những biến chứng
Sinh không đau đã là hiện thực
Sinh mổ chọn ngày
Sinh một con - đột phá của kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm
Sinh tư cùng trứng - một hiện tượng hiếm gặp
Sinh vào mùa hè dễ hiếm con
Sinh vào mùa đông dễ mắc bệnh tim
Sinh ða thai: vấn đề đạo đức sản khoa và tâm lý xã hội
Siêu âm 4 chiều giúp nhìn rõ bào thai
Siêu âm theo dõi thai kỳ là cần thiết
Stress chuyển dạ rất có lợi cho trẻ
Suy dinh dưỡng bào thai
Suy nhược gia tăng vào cuối thai kỳ
Sử dụng áo nịt khi mang thai và cho con bú
Taurine giúp phòng bệnh tiểu đường từ trong bụng mẹ
Thai kỳ và siêu âm
Thai nhi cảm nhận thế giới như thế nào
Thai phụ cần cảnh giác với nhiễm khuẩn đường sinh dục
Thai phụ dùng thuốc đa sinh tố, con sinh ra ít bị ung thư
Thai phụ nên kiêng rượu bia hoàn toàn
Thai phụ thiếu máu ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Thai phụ tăng nhiều cân dễ bị béo phì sau sinh
Thay đổi cảm xúc phòng the ở phụ nữ có thai
Thói quen lười biếng hình thành từ trong bụng mẹ
Thăm khám thai kỳ
Tuổi mang thai và những nguy cơ thường gặp
Xem mặt con sớm bằng máy siêu âm 4 chiều
Đa số phụ nữ mang thai có thể đi máy bay
Đa thai và dính thai.
Đau đẻ và vấn đề đẻ không đau
Đề phòng thiếu máu khi mang thai
Để giảm nỗi khó chịu của phụ nữ mang thai

Các bất thường trong thai kỳ

Bào thai cũng có thể bị bệnh bạch cầu
Bệnh tật của người mẹ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi
Chẩn đoán chửa ngoài tử cung bằng xét nghiệm máu
Chửa ngoài tử cung - chứng bệnh không thể xem thường
Các yếu tố nguy cơ sinh non 
Cảnh báo về bệnh tiểu đường khi mang thai
Cần xét nghiệm HIV ngay lúc chuyển dạ
Phát hiện gen liên quan đến tiểu đường trong thai kỳ
Phát hiện sớm các bệnh truyền từ mẹ sang con
Stress có thể gây sảy thai
Sảy thai làm bệnh viêm khớp nặng thêm
Thai nghén với người mằc bệnh tim
Thai ngoài tử cung, thai trong ổ bụng
Thai phụ bị bệnh răng miệng dễ sinh con nhẹ cân
Thuyên tắc ối.
Tháng sinh tiết lộ nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng
Thảo dược có thể gây khuyết tật cho thai nhi
Thử máu báo trước nguy cơ chết lưu thai nhi
Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và con
Tắc mạch ối - tai biến sản khoa bất khả kháng
Viêm gan siêu vi và thai nghén
Viêm ruột thừa và thai kỳ
Điều nên biết về thai chết lưu.

Các vấn đề sau sinh

Bú sữa mẹ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Bảo vệ nguồn sữa cho bà mẹ sau sinh
Cho con bú không giúp ngăn chặn béo phì
Chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ đẻ non
Con sinh đôi của hai ông bố
Con đầu lòng dễ bị bệnh tim
Các dị tật bẩm sinh có thể điều trị được bằng vật lý trị liệu.
Cách trị viêm tắc tia sữa
Cảnh giác với bệnh loạn thần sau sinh
Làm thế nào để tiết sữa trở lại
Màng trong - căn bệnh nguy hiểm ở trẻ đẻ non
Rối loạn kiểm soát bàng quang sau khi sinh
Tế bào của con chữa lành vết thương cho mẹ
Xử lý tình huống sau sinh
Ăn uống gì để có sữa?

Thụ thai - tránh thai

"Nhắm mắt khi quan hệ sẽ không có thai"
10 bí quyết giữ gìn khả năng thụ thai
Axit folic và kẽm làm tăng số lượng tinh trùng
Biện pháp tránh thai cho phụ nữ trên 40 tuổi
Bỏ thai 2 tháng bằng thuốc
Cao dán tránh thai đầu tiên cho phụ nữ
Cho và nhận tinh trùng
Châm cứu có thể giúp các cặp vô sinh sớm có con
Chậm có thai sau khi bị sảy thai
Coi chừng vô sinh do nạo phá thai
Các dung môi có thể gây vô sinh
Các yếu tố dẫn đến sinh non
Cân nặng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Có bầu lúc nào tốt nhất?
Khuẩn Chlamydia có thể khiến đàn ông vô sinh
Làm mẹ nhờ tinh trùng của... em trai
Lại nói về thuốc tránh thai
Lối sống tác động lớn đến khả năng có con
Mua bán tinh dịch người bất hợp pháp
Mê tín và khoa học trong lựa chọn giới tính thai
Nạo phá thai: không phải chuyện đơn giản!
Phụ nữ dùng thuốc tránh thai
Phụ nữ hay lo thường khó thụ thai
Que tránh thai đặt ở... tay
Sanh trai hay gái theo ý muốn - BS Hồ Ngọc Minh
Sản phẩm tránh thai mới
Thuoc tranh thai the he thu 3 an toan hon
Thuốc diệt tinh trùng có thể gây bệnh ở phụ nữ
Thuốc phá thai Mifepristone và Misoprostol
Thuốc tránh thai mới giúp giảm số kỳ kinh
Thắt ống dẫn tinh có thể giảm khả năng làm cha
Thế nào là tinh dịch không tốt
Tiếp xúc bên ngoài liệu có thể mang thai
Tính ngày thụ thai (tránh thai) theo ngày hành kinh
Tăng khả năng làm cha cho nam giới
Viagra kìm hãm sự thụ thai
Viagra kìm hãm sự thụ thai
Viên thuốc tránh thai khẩn cấp
Xét nghiệm vợ chồng vô sinh
Điều trị vô sinh bằng vitamin B12
Điều trị vô sinh cho nam giới
Điều trị vô sinh nam
Đo hormones để dự báo khả năng hư thai
Đừng vội lo lắng khi mất kinh

Thụ thai nhân tạo

BV Từ Dũ thực hiện thành công hút tinh trùng từ mào tinh
Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm
Fairfax - công nghệ sinh con theo giới tính
Hai ca mang thai nhờ kỹ thuật hút tinh trùng từ mào tinh
Hiếm muộn - vô sinh
Hiếm muộn - vô sinh một số điều cần biết
Hiện tượng đa thai trong thụ tinh trong ống nghiệm
Không cần nằm nghỉ quá lâu sau khi chuyển phôi
Kỹ thuật cho – nhận phôi trong điều trị vô sinh
Nhân sự kiện một ca sinh tư từ thụ tinh trong ống nghiệm tại sao lại dễ đa thai?
Những câu chuyện về cho - nhận tinh trùng
Những thành công kỳ diệu trong sản khoa
Những thầy thuốc tạo ra con người
Quy trình khám và điều trị vô sinh
Thành công từ ca cho trứng đầu tiên ở việt nam - một triển vọng mới cho người vô sinh
Thụ tinh trong ống nghiệm, cấy hai phôi hay một phôi?
Thực hiện thành công hút tinh trùng từ mào tinh
Tử cung ảo có thể giúp ngừa sinh non