Ngâm rửa chân nước nóng để chữa bệnh

Tác giả : Lương y BÀNG CẨM

LIỆU PHÁP NGÂM RỬA CHÂN

Liệu pháp ngâm rửa chân là một cách điều trị bệnh qua việc dùng nước nóng hay nước thuốc để ngâm, rửa chân. Có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, chữa trị chứng di tinh...

Gần đây, các nhà y học theo nguyên lý học thuyết kinh lạc Ðông y đã phát hiện ngũ tạng lục phủ có vùng tương ứng ở đôi chân. Khi rửa chân đồng thời thực hiện xoa bóp các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh. Chẳng hạn ngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh can - tỳ, giúp sơ can - kiện tỳ, tăng sự thèm ăn, điều trị gan - tỳ sưng to. Ngón chân thứ tư thuộc kinh đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn. Ngón chân út thuộc kinh bàng quang, chữa chứng đái dầm ở trẻ, điều chỉnh đúng vị trí tử cung của phụ nữ. Lòng bàn chân có huyệt Dũng tuyền thuộc kinh thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược... Hiện nay, các nhà chuyên môn còn cho rằng: đôi chân con người có vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết với thần kinh trung khu đại não, đồng thời liên hệ mật thiết đến từng cơ quan, từng vị trí trên khắp cơ thể. Dùng nước nóng ngâm, rửa chân là tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. Ngâm, rửa chân bằng nước nóng: Dùng các loại nước sạch như nước giếng, sông, hồ, biển, suối hay nước máy, nấu nóng đến 50-600C rồi cho vào thau bằng gỗ hay sứ (hiện nay ở những cửa hàng dụng cụ y khoa đã có bán các thau bằng điện và tạo sóng kích thích). Người bệnh ngồi thẳng, cởi bỏ giầy vớ, ngâm rửa chân trong nước nóng, mỗi lần ngâm rửa từ 10-15 phút. Mỗi tối trước khi đi ngủ thực hiện một lần. Nếu nhiệt độ nước hơi cao, có thể thêm một ít nước lạnh hoặc chờ nước nguội bớt rồi mới ngâm rửa. Nói chung, nhiệt độ nước cần phù hợp mức độ chịu đựng của người bệnh.

2. Nước thuốc ngâm, rửa chân:

- Chọn phương thuốc thích hợp với tính chất của bệnh.

- Dùng nước nấu thuốc hoặc dùng nước nóng hòa tan thành dung dịch thuốc (đối với thuốc đã tán bột). Sau đó đổ dung dịch thuốc vào thau gỗ hay thau sứ, đưa hai chân (hay bên chân bị bệnh) vào ngâm rửa. Mỗi ngày làm 1-3 lần, mỗi lần 10-20 phút.

NHỮNG CHỨNG BỆNH THÍCH HỢP VỚI LIỆU PHÁP NGÂM RỬA CHÂN

1. Mất ngủ: Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra cần đảm bảo chỗ ngủ yên tĩnh, thoáng mát. Khi ngủ cần giữ tâm lý thư thái, không nghĩ ngợi lung tung.

2. Di tinh, xuất tinh sớm: Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi ngủ. Giữ tinh thần thư thái. Không xem phim, sách báo khêu gợi tình dục.

3. Giải trừ mỏi mệt: Người lao động tay chân, luyện tập thân thể hay sau khi đi đường dài, dùng nước nóng ngâm rửa chân sẽ giúp tiêu trừ mỏi mệt.

4. Ðau gót và viêm khớp cổ chân: Dùng nước thuốc gồm: Thấu cốt thảo 30g, tầm cốt phong 30g, độc hoạt 15g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g, huyết kiệt 10g, lão hạc thảo 30g, hoàng cảo 20g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần.

5. Chấn thương vùng chân: Nấu nước thuốc gồm: Tô mộc 30g, đào nhân 12g, hồng hoa 10g, thổ nguyên 10g, huyết kiệt 12g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g, tự nhiên đồng 20g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng.

6. Viêm tắc tĩnh mạch chân: Dùng thủy điệt 30g, thổ nguyên 10g, đào nhân 10g, tô mộc 10g, hồng hoa 10g, huyết kiệt 10g, xuyên ngưu tất 15g, phụ tử 10g, quế chi 20g, địa long 30g, cam thảo 15g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g. Nấu lấy nước thuốc, đổ vào thau gỗ. Ngâm rửa từ đầu gối trở xuống. Dùng khi nước thuốc còn nóng.

7. Ung nhọt vùng chân: Dùng kim ngân hoa 20g, liên kiều 20g, hạ khô thảo 20g, địa đinh 20g, công anh 30g, đơn bì 10g, hoàng liên 12g, thương truật 12g. Nấu nước ngâm rửa nơi bị bệnh.

8. Phù chân: Dùng ô mai 100g nấu nước, chờ nguội mới ngâm rửa chân, sau đó dùng khăn sạch lau khô. Mỗi ngày ngâm 1-3 lần. Thời gian đang điều trị và sau khi lành bệnh không được mang dép nhựa hay cao su, đảm bảo cho chân khô ráo, sạch sẽ.

9. Ðau ngứa mắt: Dùng nước nóng ngâm rửa chân, hay dùng cúc hoa 60g nấu nước ngâm rửa chân, mỗi ngày ngâm 1-3 lần.

10. Chữa cao huyết áp, chóng mặt, hoa mắt: Hạ khô thảo 30g, câu đằng 20g, tang diệp (lá dâu) 15g, cúc hoa 20g. Nấu nước ngâm rửa chân, mỗi ngày ngâm 1-2 lần, mỗi lần 15-20 phút.

11. Ðau răng do nhiệt: Ðịa cốt bì 60g, đơn bì 10g, thạch cao 60g, phòng phong 15g, cúc hoa 30g. Nấu nước ngâm rửa chân, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút. Ðồng thời kiêng dùng các thức ăn nhiều mỡ béo, cay, nóng; Giảm bớt phần ăn.

12. Lạnh cóng vùng chân: Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi ngủ. Hay dùng nước thuốc gồm quế chi 15g, phụ tử 10g, gừng khô 15g. Ngâm rửa chân lúc nước còn nóng, mỗi ngày ngâm 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút.

NHỮNG ÐIỀU CẦN LƯU Ý

- Khi ngâm rửa chân cần theo dõi nhiệt độ của nước, không được quá nóng hay quá lạnh để tránh gây tổn thương chân.

- Người cao tuổi, trẻ em hay người bệnh không tự chủ được hành vi khi ngâm rửa chân cần có người khác giúp đỡ để tránh xảy ra tai nạn.

- Khi dùng nước thuốc ngâm rửa chân, cần chọn các vị thuốc thích hợp, tính năng của thuốc phải phù hợp với từng chứng bệnh. Không dùng thuốc có tính kích thích mạnh và ăn mòn.

- Có thể phối hợp ngâm rửa chân với các liệu pháp khác (tiến hành cùng lúc).

Không dùng liệu pháp ngâm rửa chân cho người bệnh sợ nước và bị chó cắn.

Chú thích ảnh:

- Các bệnh nhân đang ngâm rửa chân bằng nước nóng để chữa bệnh.

 

src="images/

 

Loãng xương

Bệnh bại liệt sắp được thanh toán trên phạm vi toàn cầu
Bệnh cơ xương khớp và đái tháo đường
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh về xương
Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi
Chế tạo thành công xương xốp nhân tạo
Các bệnh Xương Khớp trong Thập niên 2000 - 2010
Các yếu tố gây bệnh còi xương
Hóa trị liệu gây tổn thất hệ xương
Không phải thực phẩm giàu canxi nào cũng tốt cho xương
Kết xương bằng đinh đàn hồi Metaizeau phương pháp mới trong điều trị gãy xương
Kỹ thuật kéo xương chậu trong điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng
Liệt hai chi dưới
Lắp đặt xương hông giả kỹ thuật nào, kết quả ra sao?
Người chậm phát triển chiều cao dễ bị gãy xương háng
Nước có ga giàu caffein gây tổn hại cho xương
Phòng chống loãng xương ở phụ nữ trẻ
Protein giúp chống loãng xương
Stress sau sang chấn
Sự bất toàn trong tạo xương gây chứng xương thủy tinh
Thứ Hai - ngày đột quỵ
Tài xế đường dài dễ mắc bệnh về xương
Tại sao bạn bị chuột rút
Tại sao cần bổ sung canxi
Vì sao nữ hay bị loãng xương hơn nam
Xanh Pôn - BV đầu tiên chữa gãy xương bằng đinh đàn hồi
Đau xương do cơ thể tăng trưởng
Đừng tin quảng cáo thuốc tăng chiều cao

Các bệnh xương

Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi
Chạy bộ giúp chống thoái hoá xương
Chế tạo thành công xương xốp nhân tạo
Các yếu tố gây bệnh còi xương
Hóa trị liệu gây tổn thất hệ xương
Không phải thực phẩm giàu canxi nào cũng tốt cho xương
Kết xương bằng đinh đàn hồi Metaizeau phương pháp mới trong điều trị gãy xương
Kỹ thuật kéo xương chậu trong điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng
Người chậm phát triển chiều cao dễ bị gãy xương háng
Nước có ga giàu caffein gây tổn hại cho xương
Sự bất toàn trong tạo xương gây chứng xương thủy tinh
Tài xế đường dài dễ mắc bệnh về xương
Xanh Pôn - BV đầu tiên chữa gãy xương bằng đinh đàn hồi
Đau xương do cơ thể tăng trưởng
Để xương chắc khỏe: Tập thể dục tốt hơn bổ sung canxi

Các bệnh cột sống

20 bài thuốc chữa đau lưng
6 biện pháp giúp phụ nữ giảm đau lưng
Bệnh cong vẹo cột sống
Bệnh dày xương đốt sống
Bệnh gù vẹo cột sống và cách khắc phục
Bệnh Đau Thắt Lưng (back Pain) 
Chứng đau lưng nguyên nhân, cách phòng và chữa trị
Chữa bệnh đau lưng bằng xi măng
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser
Các chứng đau lưng thường gặp
Các cách thức ngăn ngừa đau lưng
Cơ hội mới chữa thoát vị đĩa đệm
Gai cột sống có phải là nguyên nhân gây các chứng đau lưng thông thường
Gai cột sống, thoái hóa cột sống, ðau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm?
Gãy đốt sống cổ do sơ suất
Học sinh vẹo cột sống do bàn ghế sai quy cách
Những phát hiện mới về đau lưng
Những tiến bộ trong chuyên ngành phẫu thuật cột sống
Phương pháp CHIROPRACTIC chữa bệnh đau lưng
Thoái hóa đốt sống cổ
Tìm ra cách phục hồi dây cột sống bị tổn thương
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp - bệnh dễ gây tàn phế
Vẹo cột sống bẩm sinh
Đau lưng là biểu hiện của bệnh gì
Đau thắt lưng không hẳn là đau thận
Điều trị lao cột sống
Điều trị đau thắt lưng tại nhà

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ