Khi giày dép tấn công... chủ nhân

TT - Một báo cáo ở Mỹ năm 2003 cho biết có trên 50% bệnh nhân có vấn đề về bàn chân là do mang giày dép không phù hợp.

Trong đó có hơn 30% người bệnh phải điều trị bằng phẫu thuật. Số còn lại phải dùng phương pháp điều trị khác hoặc chấp nhận chịu đựng sự đau đớn mà không tìm cách hoặc không biết cách giải quyết thế nào...

Để tạo... dáng đẹp

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu về thẩm mỹ trong trang phục ngày càng được giới trẻ quan tâm - trong đó có giày dép. Không ít bạn trẻ khi được hỏi chọn giày dép trên những tiêu chuẩn nào đã cho biết trước tiên là kiểu dáng phải đẹp, thời trang và sau đó mới là chất lượng, giá cả.

Chị M.H. ở Q.Tân Bình cho biết chị thường chọn giày dép có mẫu mã dễ thương, thanh mảnh, phù hợp với góc cạnh bàn chân, đồng thời giấu được đôi bàn chân... không được đẹp mấy của mình. Do chiều cao “khiêm tốn” nên trước đây chị luôn chọn những đôi giày cao 8-10cm, dáng uốn cong, thon, gót nhọn.

Theo chị, khi mang giày dép cao chị cảm thấy tự tin vì nó giúp chị cao hơn, dáng đi uyển chuyển, mềm mại và có vẻ quí phái hơn. Dù vậy, chị cũng thừa nhận mang cao quá rất mỏi chân, đặc biệt là mỏi vùng gân gót. Gần đây do thường xuyên bị nhức mỏi một bên chân và đau thắt lưng, nên khi khám bệnh bác sĩ đã khuyên chị chỉ nên chọn giày dép thấp để đi.

Chị T.V. ở Q.5 cho biết dù cảm thấy mang giày cao gót cứ chênh vênh, khó đi vì thiếu thăng bằng và mỏi chân... nhưng chị vẫn có vài đôi giày cao 8 - 10cm dành để đi đám cưới, tiệc tùng vì nó có vẻ... thanh lịch và phù hợp ở những nơi sang trọng.

Còn chị X.A. ở Q.1 lại rất thích mang những đôi giày thời trang mũi thật nhọn, cong hất lên, gót thật thanh mảnh, cao cỡ 8cm. Dù đi không được thoải mái lắm và luôn bị đau chân nhưng chị vẫn thích mang vì nó đang là mốt và tạo dáng đẹp cho người sử dụng. Để bớt đau và chai chân, mỗi buổi tối đi làm về chị lại phải ngâm chân bằng nước nóng.

Những đôi giày gây... đau khổ

Theo BS Thái Thị Hồng Ánh - trưởng khoa nội cơ xương khớp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - hiện nay không ít nhà tạo mẫu giày dép đôi khi quá “bay bổng” theo cảm xúc mà xem nhẹ hoặc bỏ quên một số qui tắc bắt buộc của kỹ thuật và đặc điểm sinh lý của bàn chân con người. Và khi ấy, giày dép không những mất đi chức năng bảo vệ bàn chân mà có khi trở thành tác nhân tấn công chủ nhân của mình.

Theo BS Hồng Ánh, có rất nhiều dạng bàn chân, vì vậy với cùng một kiểu giày có khi thoải mái với người này nhưng lại có thể gây... đau khổ cho kẻ khác. Một đôi giày được coi là phù hợp khi nó làm được chức năng bảo vệ bàn chân, không gây đau hay trở ngại trong khi hoạt động và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Có thể nhận biết mình mang  giày không thích hợp là khi các nốt chai bất thường xuất hiện ở gót chân, vùng bàn chân tiếp giáp các ngón, trên mặt lưng các ngón chân... Các nốt này có thể bị loét hay nhiễm trùng. Người thường xuyên mang giày cao gót, nhất là kiểu mũi nhọn, thường bị bệnh lý viêm lớp cân mạc lòng bàn chân do bị căng giãn quá mức, hoặc viêm và biến dạng khớp ngón chân cái và ngón út thành một góc nhọn. Với người có cân nặng quá mức kèm theo sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn và nặng thêm.

Ngoài ra, khi mang giày dép quá rộng, bàn chân lỏng lẻo không được giữ chắc trong giày cũng dễ bị chấn thương như bong gân, các đầu ngón chân sẽ quặp xuống như ngón chân chim vì phải gắng sức để bấu chắc vào mặt đất khi di chuyển. Với phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót trên 5cm còn dễ bị thoái hóa khớp gối sớm. Đặc biệt đối với trẻ em, nếu mang giày dép không phù hợp sẽ cản trở sự hoạt động và phát triển của cơ bắp, từ đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khung xương.

BS Hồng Ánh cho biết thêm: nguyên phụ liệu làm giày dép cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Nguyên liệu quá thô cứng sẽ làm tổn thương da trực tiếp, quá mềm sẽ không bảo vệ được da; nguyên liệu kém thoáng khí, kém hút ẩm, hay có nhiều khoang lỗ nhỏ có thể là ổ chứa vi trùng hay vi nấm, cũng như tạo mùi hôi khiến bàn chân bị nhiễm nấm, bị chàm dị ứng.

LÊ THANH HÀ

 

Chọn lựa giày dép thế nào cho phù hợp?

Muốn chọn một đôi giày dép phù hợp phải chú ý chiều cao gót không quá 5cm, chiều rộng gót lớn hơn hoặc bằng 2cm, có độ dốc vừa phải, phần mũi giày có độ hếch hợp lý với bước chân đi. Khi mua giày dép có thể kiểm tra độ chắc và co giãn của đế giày bằng cách gập và vặn vùng đế giày.

Chọn loại giày làm bằng nguyên vật liệu ít kích ứng, hút ẩm tốt, đủ cứng chắc để bảo vệ nhưng cũng đủ mềm, nhẵn để không gây tổn thương da (các nguyên vật liệu tự nhiên như da được coi là tốt nhất). Đế cứng chắc, có độ bám, ít trơn trượt. Có  kèm các phụ liệu  như miếng lót đế, chêm hay đệm mũi và gót. Nếu đi giày thể thao nên chọn loại đế giày dẻo, dày, vừa vặn, ôm sát vùng cổ chân, có giảm xóc, dây buộc vừa phải.

Đặc biệt, đối với trẻ em lứa tuổi mới tập đi nên chọn giày dép thật mềm. Trẻ tuổi đi học nên chọn giày dép có đế cứng và dày nhưng phải thật dẻo để phù hợp với sự hiếu động của trẻ. Với người có sẵn bệnh tiểu đường, viêm khớp mãn tính nên chọn giày mềm, êm, thật vừa vặn với hình dạng thích hợp. Với phụ nữ có thai cũng chỉ nên mang giày dép thấp, đế to chắc chắn.

BS THÁI THỊ HỒNG ÁNH
(trưởng khoa nội cơ - xương - khớp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

 

Loãng xương

Bệnh bại liệt sắp được thanh toán trên phạm vi toàn cầu
Bệnh cơ xương khớp và đái tháo đường
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương
Bệnh về xương
Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi
Chế tạo thành công xương xốp nhân tạo
Các bệnh Xương Khớp trong Thập niên 2000 - 2010
Các yếu tố gây bệnh còi xương
Hóa trị liệu gây tổn thất hệ xương
Không phải thực phẩm giàu canxi nào cũng tốt cho xương
Kết xương bằng đinh đàn hồi Metaizeau phương pháp mới trong điều trị gãy xương
Kỹ thuật kéo xương chậu trong điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng
Liệt hai chi dưới
Lắp đặt xương hông giả kỹ thuật nào, kết quả ra sao?
Người chậm phát triển chiều cao dễ bị gãy xương háng
Nước có ga giàu caffein gây tổn hại cho xương
Phòng chống loãng xương ở phụ nữ trẻ
Protein giúp chống loãng xương
Stress sau sang chấn
Sự bất toàn trong tạo xương gây chứng xương thủy tinh
Thứ Hai - ngày đột quỵ
Tài xế đường dài dễ mắc bệnh về xương
Tại sao bạn bị chuột rút
Tại sao cần bổ sung canxi
Vì sao nữ hay bị loãng xương hơn nam
Xanh Pôn - BV đầu tiên chữa gãy xương bằng đinh đàn hồi
Đau xương do cơ thể tăng trưởng
Đừng tin quảng cáo thuốc tăng chiều cao

Các bệnh xương

Chăm sóc và điều trị gãy xương cho người cao tuổi
Chạy bộ giúp chống thoái hoá xương
Chế tạo thành công xương xốp nhân tạo
Các yếu tố gây bệnh còi xương
Hóa trị liệu gây tổn thất hệ xương
Không phải thực phẩm giàu canxi nào cũng tốt cho xương
Kết xương bằng đinh đàn hồi Metaizeau phương pháp mới trong điều trị gãy xương
Kỹ thuật kéo xương chậu trong điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng
Người chậm phát triển chiều cao dễ bị gãy xương háng
Nước có ga giàu caffein gây tổn hại cho xương
Sự bất toàn trong tạo xương gây chứng xương thủy tinh
Tài xế đường dài dễ mắc bệnh về xương
Xanh Pôn - BV đầu tiên chữa gãy xương bằng đinh đàn hồi
Đau xương do cơ thể tăng trưởng
Để xương chắc khỏe: Tập thể dục tốt hơn bổ sung canxi

Các bệnh cột sống

20 bài thuốc chữa đau lưng
6 biện pháp giúp phụ nữ giảm đau lưng
Bệnh cong vẹo cột sống
Bệnh dày xương đốt sống
Bệnh gù vẹo cột sống và cách khắc phục
Bệnh Đau Thắt Lưng (back Pain) 
Chứng đau lưng nguyên nhân, cách phòng và chữa trị
Chữa bệnh đau lưng bằng xi măng
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser
Các chứng đau lưng thường gặp
Các cách thức ngăn ngừa đau lưng
Cơ hội mới chữa thoát vị đĩa đệm
Gai cột sống có phải là nguyên nhân gây các chứng đau lưng thông thường
Gai cột sống, thoái hóa cột sống, ðau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm?
Gãy đốt sống cổ do sơ suất
Học sinh vẹo cột sống do bàn ghế sai quy cách
Những phát hiện mới về đau lưng
Những tiến bộ trong chuyên ngành phẫu thuật cột sống
Phương pháp CHIROPRACTIC chữa bệnh đau lưng
Thoái hóa đốt sống cổ
Tìm ra cách phục hồi dây cột sống bị tổn thương
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp - bệnh dễ gây tàn phế
Vẹo cột sống bẩm sinh
Đau lưng là biểu hiện của bệnh gì
Đau thắt lưng không hẳn là đau thận
Điều trị lao cột sống
Điều trị đau thắt lưng tại nhà

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ