Bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được

Khả năng kiểm soát được bệnh hen (suyễn) là 84%, trong đó 40% triệt để; 44% ở mức độ tốt. Giáo sư Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Hen, Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Việt Nam, đã nhấn mạnh điều này tại cuộc hội thảo chủ đề Những tiến bộ mới trong kiểm soát hen diễn ra vào sáng nay tại TP HCM.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về thực trạng kiểm soát hen châu Á Thái Bình dương, trong đó có Việt Nam, cho thấy trên thực tế việc này còn yếu, có một khoảng cách quá xa so với những khuyến cáo và hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới.

Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kiểm soát hen theo Tổ chức Phòng chống hen toàn cầu: không có triệu chứng hằng ngày; không dùng thuốc cắt cơn; không phải khám cấp cứu; không thức giấc ban đêm; không có cơn kịch phát; không thay đổi điều trị vì tác dụng phụ của thuốc; chức năng phổi bình thường. Thế nhưng, ghi nhận trong một năm qua có 50% các bệnh nhân hen vẫn còn triệu chứng; 43 % thức giấc về đêm; nhập viện cấp cứu 44%; nghỉ học 37%, nghỉ làm 27%.

Tiến sĩ Lê Văn Nhi, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Lao và Bệnh phổi Trung tâm đào tạo cán bộ Y tế TP HCM, đánh giá một trong những lý do bất cập trong việc kiểm soát là bệnh nhân lạm dụng thuốc cắt cơn; rất ít bệnh nhân được dùng thuốc dự phòng. Bệnh nhân cũng không hiểu biết đúng về bệnh hen, cứ thấy hết triệu chứng thì cho là khỏi bệnh; thậm chí có người cam chịu sống chung với bệnh mặc dù vẫn thường bị khó thở.

Các giáo sư đều khẳng định, tuyệt đối không nên dùng corticoid dạng uống vì những tác dụng phụ của nó. Biện pháp kiểm soát hen triệt để là phải dùng corticoid dạng hít. Nghiên cứu trên 1.252 bệnh nhân sử dụng Seretide miễn phí cho thấy trước điều trị có triệu chứng là 75%, sau điều trị 2 tuần tỷ lệ này còn 21% và sau 3 tháng là 3,5%. Mặc dù vậy, ở Việt Nam chỉ có 10% người bệnh sử dụng loại thuốc xịt.

T. Phúc

Bệnh đường hô hấp

Bơi lội có thể gây phù phổi
Bạn đã biết thở đúng cách chưa
Bệnh cúm
Bệnh hen phế quản
Bệnh phổi nghề nghiệp dễ mắc
Bệnh u nấm phổi
Cách sử dụng máy phun khí dung
Hãy cảnh giác với bệnh phổi tắc nghẽn mãn
Hút thuốc lại sau khi cai có hại cho phổi
Nhạc vũ trường có thể gây thủng phổi
Nên kiêng hút thuốc 6 tuần trước khi mổ
Phổi tắc nghẽn mạn tính - căn bệnh rất dễ gây tử vong
Viêm phế quản mạn tinh
Viêm phổi
Viêm phổi cấp không điển hình dễ gây tử vong
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen

Bệnh hen phế quản

Bệnh COPD dễ bị chẩn đoán nhầm với suyễn
Bệnh hen - Những số liệu thực tế
Bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được
Bệnh hen phế quản
Bệnh nhân chưa hiểu đúng về bệnh hen
Chẩn đoán một số ca Bệnh suyễn đặc biệt nhờ hô hấp ký  Tác giả
Chứng hen và thuốc điều trị
Hen đang là gánh nặng cho xã hội
Hướng dùng các thuốc chữa hen mới
Hướng dùng thuốc chữa hen mới
Kiểm soát hen phế quản toàn cầu: thực tế và hoài vọng
Làm thế nào để kiểm soát tốt bệnh hen
Người mắc bệnh suyễn không nên dùng bếp gas
Nhận thức sai khiến hen phế quản tăng mạnh
Những lưu ý trong việc luyện tập ở bệnh nhân hen
Những quan điểm mới về hen phế quản
Phát hiện loại protein giúp tìm ra liệu pháp chữa hen suyễn
Phòng ngừa suyễn
Thuốc dạng phối hợp cải thiện tốt triệu chứng hen
Tại sao có ngày hen toàn cầu
Tự ý ngưng thuốc dễ khiến trẻ hen bị bệnh suốt đời
Đang hút thuốc hay đã bỏ thuốc đều có thể bị suyễn
Để không bị chết vì hen
Đừng để chết oan vì hen

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ