VACCIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN NHÌN TỪ PHÍA BẢO VỆ SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN
NGUYỄN HƯNG
Nên hay không nên tiêm chủng vaccin viêm não Nhật Bản (VNNB)?
Sự thật về vaccin Hàn Quốc.
CẨN TIÊM CHỦNG NHƯNG KHÔNG CẨN QUÁ LO LẰNG
Ngày 24/6, Ban Giám đốc Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đã mở một cuộc họp báo
về bệnh VNNB dưới sự chủ trì của GS Hạ Bá Khiêm - Viện trưởng và có sự tham dự
của các bác sĩ lâm sàng ở Trung tâm Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Nhi Đồng I... Cuộc
họp báo này nhằm giải quyết 2 vấn đề chủ yếu: có hay không nạn dịch VNNB và nên
hay không nên đưa con em mình đi chích ngừa?
Cuộc họp báo đưa ra hai vấn đề nêu trên để bàn bạc với giới báo chí, nhằm qua
đó mong các cơ quan truyền thông khi tin sẽ giúp ngfp dân có cái nhìn khách
quan, toàn diện hơn tránh xảy ra "cơn sốt" đi chích ngừa chưa hạ nhiệt thì "cơn
sốt" do thông tin nhiều chiều, thậm chí ngược chiều lại được hâm nóng tăng độ.
Có dịch VNNB không? GS Hạ Bá Khiêm cho rằng chưa có nạn dịch trầm trọng xảy
ra. Nhưng qua các số liệu thống kê, phân tích về mặt dịch tễ học, GS Hạ Bá Khiêm
cho biết VNNB đã lưu hành từ lâu ở Việt Nam. Cách đây vài năm, GS Đỗ Quang Hà
cũng đã cho biết virus VNNB được ông - người đầu tiên - phân lập từ năm 1964 và
nó cũng có quy luật "tảng băng chìm". Có nghĩa là khi phát hiện 1 người
mang virus thì đã có hàng chục người nhiễm và lúc đó chúng ta cần phải đề phòng.
GS Hạ Bá Khiêm cũng cho biết là đã có trường hợp tử vong vì bệnh này, Viện
Pasteur xác nhận được điều này qua xét nghiệm Mac-Eliza.
Về mặt lâm sàng, BS Nguyễn Thế Dũng bày tỏ quan niệm của mình rằng: Ai là bác
sĩ thì mới thấy những cảnh đau lòng khi thấy người bị bệnh VNNB. Đây là một loại
bệnh gây tỷ lệ tử vong rất cao, trên 10% ở Trung tâm Bệnh Nhiệt Đới nơi ông công
tác và khoảng 20-30% ở các bệnh viện khác. Ngoài ra, khi bệnh nhân đã thoát khỏi
hiểm nghèo phải mang di chứng rất nặng nề: gây liệt nửa người hoặc toàn thân,
rối loạn thần kinh... Với những lập luận này, GS Nguyễn Thế Dũng nhấn mạnh: "Nếu
ai hỏi tôi có nên cho con đi tiêm ngừa VNNB không thì tôi sẽ trả lời: nên nên!".
Ông nói thêm: "Nhưng không phải là bắt buộc và cũng đừng quá lo lắng".
BS Nguyễn Thế Dũng đưa ra một lời khuyên như vậy và được nhiều người tán đồng
vì ai cũng hiểu rằng các biện pháp diệt muỗi (vec-tơ truyền bệnh) nếu diệt hết
chúng là điều lý tưởng nhưng lại là... không tưởng. Giết hết lợn (ổ chứa virus)
thì được nhưng chúng ta vẫn cần nuôi lợn. Diệt chim mang virus (nếu làm được)
thì lại ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái. Do vậy, tiêm vaccin để chủng ngừa
là biện pháp hữu hiệu và rẻ tiền nhất.
"CƠN SỐT" - ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN?
Mặc dù Bộ Y tế đã có chủ trương đưa VNNB loại bệnh dịch vào chương trình tiêm
chủng mở rộng (chưa thực hiện vì chưa có nguồn kinh phí, và chỉ mới tiến hành ở
một số vùng phía Bắc cho đối tượng là trẻ em 1 đến 5 tuổi) nhưng trước khi công
việc được tiến hành đã bùng nổ "cơn sốt" đi chủng ngừa VNNB ở TP. Hồ Chí Minh.
"Cơn sốt" chủng ngừa VNNB thật ra đã có từ năm 1998 và đến năm 1999 lại bùng
phát dữ dội hơn. Tại TP. Hồ Chí Minh, hàng vạn người đổ xô, cùng vào thời điểm
tháng 6, đưa con em mình đi chích ngừa. Tại sao lại có cơn sốt này? Một vài nhà
chức trách lập luận: có thể dịp hè là thời gian tiện lợi cho phụ huynh đưa con
em mình đi tiêm chích. Có ý kiến cho rằng: do sự đồn thổi ngày mai hết thuốc,
ngày kia hết thuốc thế là mọi người nhất tề chen chân để giành phần (phải tiêm 2
mũi cách nhau 1-2 tuần và tiêm nhắc lại sau 1 năm). Cũng không ít người cho rằng
do một vài cơ quan báo chí đã thổi phồng căn bệnh làm người dân quá lo lắng và
hoảng hốt v.v...
Qua tìm hiểu riêng của chúng tôi, cơn sốt chích ngừa này phải có "một lý do
tế nhị" nào đó. Ví như cho uống vaccin ngừa bại liệt thì ngành Y tế bỏ nhân lực,
tiền bạc cùng các ngành, đoàn thể khác hô hào vận động người dân mới chịu đưa
con em mình đi thì tại sao dân lại tự ý bỏ tiền chen lấn nhau để được tiêm phòng
VNNB? Ở đây có nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ. Theo chúng tôi, người dân khi
đã được biết có bệnh VNNB và tỷ lệ tử vong ở căn bệnh này gây ra rất cao, di
chứng nặng nề đã tác động mạnh đến tâm lý người dân. Qua điều tra, không loại
trừ cơ quan chức năng đã vô tình tác động thêm vào tâm lý này. Cụ thể: ngày
28/4/1999 Trung tâm Y tế quận 3, Đội Vệ sinh Phòng dịch, đã có công văn số
13/KHDT về việc thông báo bệnh não mô cầu và viêm não Nhật Bản B - các biện pháp
chống dịch bệnh vào mùa mưa. Trong công văn này có nhắc đến "một ca nghi viêm
não Nhật Bản B", khuyến cáo: cần vệ sinh môi trường, diệt muỗi... Và đề
nghị có vaccin dự phòng, tổ chức tiêm cho trẻ nếu có nhu cầu phòng bệnh của
người dân.
Công văn nói trên được ông Hà Thúc Phú - Trưởng phòng giáo dục quận 3 - sao y
bản chánh gửi đến tất cả các hiệu trưởng các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học,
trung học cơ sở. Và như một hiệu trưởng nói: "Chúng tôi không có cách gì là phải
phổ biến ngay cho phụ huynh học sinh và với tinh thần của công văn thì phải
thông báo là "nếu có nhu cầu thì đưa con em đi tiêm" tất nhiên phụ huynh
đã sợ căn bệnh này saün sẽ có nhu cầu và không tiếc tiền".
Qua sự việc này chúng tôi muốn nói là từ trước đến nay Viện Pasteur TP. Hồ
Chí Minh, Sở Y tế và Trung tâm y tế dự phòng chưa có một khuyến cáo chính
thức hướng dẫn tỉ mỉ, rõ ràng
cho người dân về việc nên hay không nên đi tiêm vaccin VNNB, đồng thời song
song với khuyến cáo đó là sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế nhằm chủ động
tiêm chủng cho người dân có sắp xếp thời gian, địa điểm v.v... tránh các thông
tin nhiều chiều và nhiễu tạp làm người dân hoang mang lo lắng.
Ngay trong cuộc họp báo ngày 24/6 tại Viện Pasteur thì Viện đã cho biết cách
đây một năm cũng đã có một cuộc họp tương tự, nhưng cần phải phân biệt thông tin
báo chí và thông tin mang tính pháp lệnh bằng văn bản không phải lúc nào cũng
đồng nhất, kể cả nội dung lẫn tính hiệu lực thi hành.
Có thông tin nhiễu tạp, kiểu như công văn của Trung tâm y tế quận 3, không có
thông tin mang tính pháp lệnh, từ cơ quan quản lý Nhà nước một cách chính thức
đến với người dân là nguyên nhân chủ yếu để dẫn đến cơn sốt tiêm ngừa bệnh VNNB
trong thời gian này.
SỰ THẬT VỀ VACCIN HÀN QUỐC
Lại có một "cơn sốt" khác đó là tại sao đã có vaccin do Viện Vệ sinh Dịch tễ
Hà Nội sản xuất lại phải nhập thêm vaccin Hàn Quốc do Công ty Thập Tự Xanh
(KOREA Green Cross Corporation) sản xuất? Và xoay xung quanh sự kiện này đã có
thông tin đây là loại vaccin nhập lậu (!?), vaccin kém phẩm chất không có hiệu
lực và gây phản ứng phụ. Những điều này làm cho người dân đã hoang mang lại càng
thêm lo lắng.
GS Hạ Bá Khiêm đã thừa nhận vaccin Hàn Quốc và vaccin nội cùng một quy trình
sản xuất, chất lượng không hơn kém nhau. Theo điều tra riêng của chúng tôi thì
Bộ Y tế (căn cứ vào các luật, nghị định và đề nghị của Hội đồng xét duyệt đăng
ký vaccin, sinh phẩm miễn dịch sản xuất trong nước và nước ngoài) đã cấp giấy
phép đăng ký lưu hành vaccin, sinh phẩm nhập nội số VNDP-028-0598 cho Công ty
Thập Tự Xanh - Hàn Quốc lưu hành vaccin VNNB loại 0,5ml, 1ml, 5ml, 10ml, 20ml.
Giấy phép ký ngày 20/5/1998 và có giá trị 5 năm kể từ ngày ký. Bên cạnh đó, công
văn số 1204/1998/QĐ-BYT ký ngày 20/5/1998 công bố đợt 4 có thêm 5 vaccin được
lưu hành tại Việt Nam trong đó có vaccin VNNB của Hàn Quốc nói trên.
Cũng qua tìm hiểu, Công ty xuất nhập khẩu y tế II (VEDEMEX II) khi nhập
vaccin Hàn Quốc đã được Vụ y tế dự phòng phê duyệt, thủ tục nhập theo đúng quy
định hiện hành.
Như vậy, vaccin VNNB do Hàn Quốc sản xuất không phải là hàng nhập lậu, hàng
kém chất lượng (các lô hàng từ năm 1998 đến nay như 0034012, 0034013, 0034014,
0034015 đều có kiểm tra chất lượng của nước sở tại, có kiểm định ở Trung tâm
quốc gia kiểm nghiệm vaccin, sinh phẩm). Do đó, đứng dưới góc độ bảo vệ sức khỏe
của người dân thì vaccin nhập từ Hàn Quốc cũng như vaccin nội là đảm bảo yêu
cầu. Việc dư luận cho rằng đã có vài trường hợp bị phản ứng phụ do tiêm vaccin
của Hàn Quốc sản xuất là không có cơ sở khoa học.
Tại sao có hàng nội lại dùng hàng ngoại để lãng phí ngoại tệ, hàng nội bị
cạnh tranh và khó tồn tại? Việc ưu tiên dùng hàng nội là một quyết sách đúng
(các công văn của Bộ Y tế số 2748/YT-DP ngày 5/5/1999, số 3955/YT-DP ngày
16/6/1999) đã thể hiện tinh thần trên. Và trên thực tế, ông Trịnh Quân Huấn - Vụ
trưởng Vụ y tế dự phòng - cho biết chỉ mới cho nhập 200.000 liều vaccin Hàn Quốc
so với vaccin nội là một con số nhỏ khoảng một phần mười. Nhưng theo chúng tôi
nghĩ, trong tương lai có cần nhập thêm vaccin cho rằng VNNB ngoại nữa hay không
thì các cơ quan chức năng cần phải xem xét cân nhắc kỹ.
Mượn lời một bà mẹ mang con nhỏ đến tiêm ngừa VNNB ở Viện Pasteur TP. Hồ Chí
Minh: "Chúng tôi không ngần ngại Nhà nước và nhân dân cùng làm, có điều
kiện thì bỏ tiền ra để lo cho sức khỏe của con mình nhưng vấn đề không phải,
không nên để dân có nhu cầu tự phát. Chúng tôi cần được hướng dẫn như việc Nhà
nước, ngành Y tế đã cho con tôi uống vaccin ngừa bại liệt". Vâng, trên thực tế,
như ông Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương Shigeru Omi
phát biểu trong cuộc hội đàm với Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, bà Phạm
Phương Thảo mới đây, là Việt Nam hoàn toàn có khả nănglàm được việc này, như
việc loại trừ bệnh bại liệt đã tiến hành, khi có quyết tâm và chiến lược đúng
đắn. Qua đây, chúng tôi cũng hy vọng rằng việc tiêm ngừa vaccin VNNB dần dần đi
vào quỹ đạo, các cơn sốt, các thông tin ngược chiều, nhiễu tạp làm hoang mang
người dân sẽ lắng đi.