TƯ VẤN Y HỌC
ĐAU BỤNG: CHỨNG VÀ BỆNH
Gs. PHẠM GIA CƯỜNG
Đau bụng là một triệu chứng rất phổ biến. Mỗi người chúng ta ai cũng đã
từng bị ít nhất là một lần đau bụng. Chẩn đoán căn nguyên đau bụng chẩn đoán
căn nguyên đau bụng không dễ vì có quá nhiều nguyên nhân gây ra nó.
Trước hết, cần phân biệt: a) đau bụng cấp đòi hỏi phải xử trí ngoại khoa
ngay; b) đau bụng bán cấp hoặc mạn tính không phải là cấp cứu nên chỉ định
ngoại khoa chưa thật cần thiết.
Khác với lớp da, các tạng trong ổ bụng (ruột, gan, lách.) không có cảm giác
đau khi bị cắt, nghiền, bóp nhưng lại biết đau khi chúng bị thiếu máu, căng
dãn hoặc co thắt. Đây là loại đau thành cơn, không có khu trú rõ ràng và đặc
biệt là thường biểu hiện bằng chứng đau lạc chỗ (refoverd fain). Lý
thuyết về đau của Wall và Mebzack (1965) đã cắt nghĩa chứng đau này như sau.
Những thông tin đau xuất phát từ nội tạng sẽ được các sợi thần kinh Adelta
và C dẫn truyền vào tủy, đi đến các lớp I và V ở sừng sau tủy rồi đưa lên
não. Tại lớp V sẽ hội tụ những nơ rôn dẫn truyền đau từ các nội tạng đến và
cả từ da đến nữa cho nên khi tiếp nhận những thông tin đau này từ dưới lên,
não không phân biệt được chính xác đau là từ đâu tới (nội tạng? da?) và
thường xác định nhầm là đau có xuất xứ từ da: đây là chứng đau lạc chỗ, khu
trú ở da trong khi cơ quan tổn thương lại là nội tạng (thí dụ bệnh hành tá
tràng lại đau ở lưng, bệnh túi mật lại đau ở vai phải v.v.
ĐAU BỤNG CẦP
Một thống kê bệnh viện tổng kết 1.000 ca đau bụng cấp (ĐBC) cho thấy có
41,3% không có căn nguyên rõ ràng, điều đó nói lên chẩn đoán nguyên nhân ĐBC
thật khó! Khó khăn là vì diễn biến của đau thay đôi luôn luôn với thời gian,
lúc đầu đau một kiểu mấy giờ hoặc mấy ngày sau lại thay đổi tình chất khác
hẳn, không giống lúc đầu nữa cho nên nhiều tác giả chỉ dựa trên những đặc
điểm đau lúc khởi phát để tìm nguyên nhân của nó.
Chẩn đoán căn nguyên đau gần như chắc chắn nếu thấy đau phối hợp với
- Co cứng thành bụng: viêm phúc mạc cấp.
- Hội chứng bán tắc ruột: liệt ruột, tắc ruột cấp.
- Hội chứng chảy máu: chửa ngoài dạ con bị vỡ (bệnh nhân nữ trẻ), vỡ phình
động mạch chủ.
- U vùng bại: thoát vì nghẽn.
- Một khối u trong ổ bụng: áp xa gan do amibe, viêm túi mật cấp v.v.
- Nôn: Tắc một cấp, lồng ruột cấp.
Chẩn đoán căn nguyên nghi ngờ nếu thấy
- Tính chất đặc biệt của đau. Đau lan tỏa, khu trú không rõ: nghi đau nội
tạng; đau khu trú rõ, nặng lên khi ho, diụ đi khi nghỉ: nghi đau phúc mạc;
đau nặng lên khi hít vào sâu: nghi đau gan - mật; đau dịu đi ở tư thế ngồi:
nghi đau tụy, đau ngực; đau vật vã: nghi đau niệu quản.
- Khu trú và hướng lan xuyên của đau. Thượng vị: nghi dạ dầy hoặc cơ tim;
quanh rốn: nghi tiểu tràng, manh tràng, ruột thừa; hạ vi: nghi đại tràng và
phần phụ; vai phải: nghi túi mật, gan, thủng loét; vai trái: nghi trực
tràng; góc sườn - cột sống phải: nghi hành - tá tràng; góc sườn - cột sống
trái: nghi tuî.
- Cách khởi phát và diễn biến của đau. Khởi phát rất đột ngột "như dao
đâm": nghi loét thủng, vỡ phình mạch, nghẽn mạch; khởi phát tăng dần: nghi
viêm hoặc u; đau ngày càng nặng, đau thường xuyên: nghi dãn nội tạng hoặc
thiếu máu cục bộ; đau kiểu co cơ: nghi viêm; đau từng cơn xen lẫn với những
khoảng yên lặng: nghi tắc nghẽn; đau từng cơn liên tục: nghi tắc do thắt
nghẹt, tắc cao, hoặc cơn đau quặn thận.
- Hội chứng nhiễm khuẩn phối hợp với đau. sốt nhẹ: nghi viêm; sốt cao ngay
từ đầu kèm rét run: nghi viêm đường mật hoặc một ổ nhiễm khuẩn sâu (thận,
gan) v.v.
ĐAU BỤNG BÁN CẦP HOÂC MẠN TÍNH
- Liên quan giữa đau với bữa ăn, khu trú ở thượng vị hoặc quanh rốn. Đau
trong khi ăn hoặc sau khi ăn: nghi viêm dạ dầy, K dạ dầy, loét dạ dầy; đau
xa bữa ăn (sau 2 - 5 giờ): loét hành tá tràng.
- Đau không liên quan đến bữa ăn, lan lên vai phải: đau gan mật khu trú ở
hạ sườn phải: nghi viêm gan cấp, K gan nguyên phát, rối loạn vận động đường
mật, viêm túi mật, gan tim (suy tim phải).
- Đau không liên quan đến bữa ăn, lan theo khung đại tràng: đau đại tràng,
lî amibe, hội chứng đại tràng kích thích, K đại tràng.
- Đau không liên quan đến bữa ăn, lan lên vai trái: đau tụy. Nghi viêm tụy
mạn tính, u tụy.