Tư vấn y học

GS. PHẠM GIA CƯỜNG

Hỏi: Bệnh nhân bị khó thở từ nhiều ngày nay. Phải kiểm tra tối thiểu những gì để xác định đây là hen phế quản?

Trả lời: Muốn khẳng định khó thở là do hen phế quản phải chứng minh được rằng:

            w Có tắc nghẽn phế quản, tức là có rối loạn thông khí tắc nghẽn (RLTKTN)

            w Hội chứng RLTKTN ấy có thể hồi phục được. Bởi vậy những xét nghiệm cần phải làm là:

            - Để xác định có RLTKTN không: đơn giản chỉ cần đo lưu lượng đỉnh thở ra hoặc tốt nhất là vẽ đường cong lưu lượng - thể tích.

            - Để xác định RLTKTN có thể hồi phục được không: làm khí dung hoặc tiêm dưới da một thuốc loại bêta 2 giống giao cảm. Nếu hội chứng RLTKTN đỡ đi rất nhanh, đạt hơn 15% so với giá trị lý thuyết của VEMS (thể tích thở ra tối đa giây) thì có thể khẳng định đây là hen phế quản. Tuy vậy, trong một số trường hợp RLTKTN lại là hậu quả của một yếu tố viêm nhiễm nổi trội nên vẫn không hồi phục được dưới tác dụng của thuốc bêta 2 giống giao cảm. Trong những trường hợp này phải dùng Corticosteroid mấy ngày (Prednisone 1/2mg/kg/ngày trong 5-7 ngày) mới làm cho RLTKTN hồi phục lại được.

Hỏi: Làm cách nào để chẩn đoán quyết định hen phế quản khi bệnh nhân ở ngoài giai đoạn khó thở?

Trả lời: Nếu khám bệnh nhân ở ngoài giai đoạn khó thở và trong khi khám không có rối loạn thông khí (RLTK) nào cả (lưu lượng đỉnh thở ra (LLĐTR) và đường cong lưu lượng - thể tích đều bình thường), thì có nhiều cách giải quyết:

            1. Bảo bệnh nhân trong vài ngày liền đo LLĐTR nhiều lần trong ngày (sáng, trưa, tối chẳng hạn) hoặc mỗi khi thấy khó thở, để xem có tắc nghẽn phế quản khả hồi (réversible) không?

            2. Tìm tính tăng phản ứng phế quản. Nếu có tăng phản ứng phế quản cũng chưa đủ khẳng định là có hen phế quản nhưng sẽ có giá trị khêu gợi rất cao nếu phù hợp với bảng bệnh cảnh.

Hỏi: Những xét nghiệm tối thiểu cần làm cho bệnh nhân hen phế quản là gì?

Trả lời: - Hỏi bệnh, điều tra dị ứng, nếu cần phải bổ sung bằng tìm kháng thể IgE đặc hiệu (để tìm yếu tố gây bệnh).

             - Nghiệm pháp thăm dò chức năng hô hấp (để đánh giá chức năng phổi và cường độ của hen).

             - Chụp x-quang lồng ngực (để loại trừ một số bệnh khác có thể gây nhầm lẫn cho chẩn đoán (dị vật, viêm mạch máu) hoặc nếu nghi ngờ có ổ nhiễm khuẩn).

             - Khám Tai - Mũi - Họng - Răng, nếu có bội nhiễm phối hợp (để tìm ổ nhiễm khuẩn ở đường hô hấp trên).

Hỏi: Chẩn đoán hen phế quản do gắng sức (HPQGS) dựa trên cơ sở nào?

Trả lời: Dựa trên 2 cơ sở:

            a. Đầu tiên phải chẩn đoán được là có hen phế quản hay không?

            b. Sau đó phải chẩn đoán là bệnh hen đó xuất hiện do gắng sức: mỗi khi gắng sức bệnh nhân có cảm giác khó thở, kèm có tiếng rít (cò cử). Cảm giác này sẽ mất đi khi dùng các thuốc bêta 2 giống giao cảm.

            Chẩn đoán sẽ chắc chắn nhất nếu thầy thuốc gây ra được hội chứng tắc nghẽn phế quản, bằng cách thử cho bệnh nhân làm một việc gì có gắng sức hoặc cho họ làm test tăng thông khí phổi. Nếu test này phát hiện VEMS (thể tích thở ra tối đa giây) giảm > 15% so với giá trị lý thuyết tức là có HPQGS.

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ