Bác sĩ pháp y và những điều chưa kể

“Trong hình dung của không ít người, chúng tôi chỉ là chuyên gia mổ tử thi, nhưng có ai biết rằng, còn có bao công việc mà người đời ít biết đến...” TS.BS.Vũ Dương - Viện trưởng Viện y học tư pháp Trung ương giúp chúng tôi hiểu về công việc thầm lặng của các bác sĩ pháp y qua lời kể ngắn gọn này.

Từ một vụ án...

5 giờ sáng, cơ quan điều tra thông báo xảy ra vụ án cướp của, giết người, đốt nhà phi tang nhân chứng, vật chứng tại thị xã. Tôi được yêu cầu giám định cho một nữ nạn nhân chết cháy và một nam thanh niên người đầy bùn đất, đứt khí quản, ngực và đầu bị chém nhiều nhát. Kết quả giám định người chết cho thấy thanh quản, phổi không bị ám khói, nạn nhân bị giết chết trước khi đốt nhà.

Nạn nhân Khải của vụ án được cấp cứu trong phòng điều trị cách ly với bên ngoài vì cơ quan công an lo ngại bọn cướp biết nhân chứng còn sống, chúng sẽ tìm mọi cách giết anh để bịt đầu mối. Tôi là bác sĩ trực tiếp chăm sóc cho Khải. Ngày ngày, công an vào hỏi cung. Lần nào cũng vậy, mồ hôi trên ngực người bệnh túa ra đọng thành giọt. Đây không phải là tâm lý bình thường của một nạn nhân. Tôi đã giải thích điều này với các anh công an nhưng mọi người chưa tin. Trong phòng bệnh, tôi tỉ tê trò chuyện với Khải, hướng dẫn anh ta lấy tay chèn cổ họng để có thể hút được cà phê và thuốc lá. Xong một chầu thuốc, tôi nói cơ quan công an đã phát hiện ra những chi tiết không bình thường của vụ án. Khải nên khai thật để hưởng sự khoan hồng. Mặt Khải tái xám. Anh ta kể, một lần mình ốm, cô Ba đã cạo gió giúp. Cách cạo gió của cô Ba là người giúp việc trong nhà làm Khải trỗi dậy ham muốn tình dục. Họ đã nhiều lần sống với nhau như vợ chồng. Khi Khải đi hỏi vợ cũng là lúc cô Ba có bầu. Cô ta nằng nặc đòi cậu chủ cưới nếu không sẽ tự tử. Và kết quả là vụ án mạng bi thảm do chính Khải gây nên”. Đó là một trong hàng nghìn trường hợp tiến sĩ, bác sĩ Vũ Dương đã giám định.

Đến con đường vào nghề và những gian truân

Khi viết bài này, tôi chợt nhớ câu nói: “Nghề nghiệp chọn tôi”. Có lần, tôi trò chuyện với bác sĩ Đặng Văn Quế, Phó phòng tổng hợp Bệnh viện Việt Đức, người gắn bó với ngành y pháp từ 36 năm nay. Ông cho biết, mình vào nghề một phần vì say mê những giờ giảng của giáo sư Tôn Thất Tùng. Thầy Tùng có nói với ông, vào y pháp là chọn con đường vất vả, nhưng nên làm những gì mà đất nước cần. Tôi hỏi: “Tại sao bác sĩ lại lạc quan và yêu nghề như vậy, trong khi các bác sĩ trẻ gần như bần cùng bất đắc dĩ mới vào khoa này?”. “Mỗi một cái chết mang một câu trả lời. Chúng tôi thấy hạnh phúc vì có thể mang tiếng nói của người đã khuất gửi tới người đang sống”.

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Dương khẽ cười: “Đôi khi một số đồng nghiệp gọi chúng tôi là bác sĩ mổ không cần dùng thuốc tê. Chưa có thống kê nào cả, song sau 20 năm trong nghề tôi thấy, phần lớn bác sĩ pháp y bị người yêu hoặc vợ bỏ. Lương thấp, phụ cấp ít đã đành một nhẽ. Song những ám ảnh tâm lý mới là gánh nặng. Nhiều lần phải khám nghiệm cho những tử thi bị chết cháy hoặc trôi sông đã thối rữa, tử khí thấm vào người, tắm 2-3 lần rồi vẫn thấy ám mùi tử khí. Và cũng từ đó, những người giám định không dám ăn những món ăn gợi nhớ đến hình ảnh ấy. Nhiều anh sau khi khám nghiệm cho một trường hợp bị hiếp dâm, về nhà 3-4 tháng nằm cạnh vợ như một người bạn. Đau xót nhất là phải giám định cho các cháu bé bị giết hại. Không ai nỡ đặt dao rạch lên cơ thể các cháu. Ngoài áp lực tâm lý, bác sĩ pháp y còn mang gánh nặng của quan tòa công lý. Khi giám định chỉ có thể làm hài lòng một bên. Bên gây hại muốn bác sĩ pháp y xác định thương tổn nhẹ hơn để mình tránh được tù tội. Còn bên bị hại thì ngược lại. Nhưng tôi tin khi xã hội càng hiện đại, pháp luật càng chi li thì càng cần tới ngành pháp y. Bây giờ các bác sĩ pháp y trẻ xin chuyển ngành dữ lắm. Chúng tôi chỉ có thể chia sẻ với các bạn ấy điều này: Làm nghề gì cũng phải có tâm và có tầm”.

Vâng! Nếu không yêu nghề làm sao gần 900 bác sĩ pháp y có thể làm được khối lượng công việc khổng lồ. Theo báo cáo chưa đầy đủ của 57/64 tỉnh, thành phố, tính đến hết ngày 7/11/2004, các giám định viên của ngành y tế đã giám định được 34.007 trường hợp, trong đó giám định thương tích là 21.772 trường hợp, giám định tử thi là 11.635 trường hợp. Chúng tôi xin mượn lời của bác sĩ Nguyễn Đức Nhự - Viện y học tư pháp Trung ương để kết thúc bài viết nhỏ này: “Sau những nhọc nhằn của nghề nghiệp là niềm hạnh phúc mình đã góp một phần sức lực nhỏ bé để làm cho cuộc sống công bằng hơn”.

  

Pháp Y

'Khoảng trống' trong giám định pháp thương tật
Bác sĩ pháp y và hành trình tìm sự thật các vụ án
Bác sĩ pháp y và những điều chưa kể
Bí ẩn về một kho xương người ở Hà Nội
Bộ môn Pháp Y
Có thể nhờ người nước ngoài giám định tư pháp
Có thể xét nghiệm tóc mà biết bệnh không?
Cô gái bị bệnh "thích đàn ông"
Dấu vết cũng biết nói
Khám nghiệm pháp y bằng giòi: Nhiều bất cập
Khó khăn trong việc sao hồ sơ bệnh án
Nghề Pháp y
Nghệ thuật của pháp y (phần I)
Nghệ thuật của pháp y (phần II)
Nghệ thuật của pháp y (phần III)
Nghệ thuật của pháp y (phần IV)
Nghệ thuật của pháp y (phần V)
Nghệ thuật của pháp y - (phần cuối)
Những người làm việc với xác chế
Những người đi nhặt tử thi
Những người đi tìm câu trả lời từ tử thi
Những người “khiến” bộ xương lên tiếng
Phá án bằng công nghệ ADN
Sống cùng tử thi
Sự kiện "Hysteria tập thể" dưới con mắt các nhà khoa học
Sự phân rã phóng xạ công cụ mới cho các nhà pháp y
Trái tim Louis 17 : Cuộc hành trình dài hơn 200 năm
Viện Pháp y quân đội - những người làm sáng tỏ sự thật
Vụ tự sát lạ lùng nhất trong lịch sử
Xét nghiệm ADN lật mặt hung thủ 13 vụ hiếp dâm

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ