TÁC ĐỘNG CỦA THẢM HOẠ ĐẾN SỨC KHOẺ TÂM THẦN VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC, HỖ TRỢ TÂM LÝ

 

        Những năm gần đây, ngày càng có nhiều thảm hoạ do thiên tai (lũ lụt, bão, núi lửa, sóng thần…) cũng như do chính con người  (chiến tranh, khủng bố, các tai nạn lớn…) gây ra mà tất cả mọi người trên thế đều phải gánh chịu. Các thảm hoạ đã gây ra nhiều nỗi kinh hoàng, đau thương, tang tóc… Không chỉ gây tổn thất về sinh mạng, của cải vật chất. Các thảm hoạ còn gây tổn thương rất lớn về mặt tâm thần cho các nạn nhân và cả cộng đồng. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều quốc gia đã đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần, hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân song song với các công tác cứu nạn khác.

+ Ai là nạn nhân của thảm hoạ?

   Theo WHO có 6 loại nạn nhân chịu tác động của thảm hoạ:

-         Nạn nhân loại I  : Người trực tiếp bị nạn.

-         Nạn nhân loại II : Người thân của nạn nhân.

-         Nạn nhân loại III: Người đến cứu hộ, cứu nạn.

-         Nạn nhân loại IV: Các thành viên trong cộng đồng.

-         Nạn nhân loại V : Người bị rối loạn khi nghĩ đến thảm hoạ.

-         Nạn nhân loại VI: Người tình cờ liên quan đến thảm hoạ.

     + Thảm hoạ có thể gây ra những rối loạn tâm thần gì?

       Thảm hoạ còn là những sang chấn tâm lý (stress) rất mạnh, do có tính đột ngột, không lường trước được. Nó đe doạ đến tính mạng, thường ảnh hưởng cùng một lúc đến nhiều người và nạn nhân có một trải nghiệm dữ dội, mang tính chất nguy hiểm, ít nhiều gây ra các rối loạn ý thức, phá vỡ cấu trúc tâm lý và loại trừ khả năng tự vệ. Do tác động của thảm hoạ con người có thể bị các rối loạn tâm thần sau:

-         Các rối loạn sau sang chấn đặc trưng: tập trung quanh trạng thái khiếp sợ với các biểu hiện:

·        Kích động cảm xúc: Cơn run rẩy, khóc lóc. Cảm xúc hỗn loạn, tấn công. Nhạy cảm với các kích thích về thị giác, xúc giác, đặc biệt là thính giác.

·        Phong toả các chức năng sinh thể: Thường đưa đến mệt lả và sững sờ, có thể ngất. Vô cảm kèm suy nhược. Mất các hứng thú xúc cảm và tình dục.

               Người bệnh thường nhớ lại và nghiền ngẫm sang chấn một cách có        ý thức. Có các cơn giận dữ, các hành vi tự vệ hoặc tấn công, ác mộng về những nhận cảm của sang chấn. Các rối loạn này thường có xu hướng tái diễn và kéo dài trong nhiều năm.

-         Các rối loạn sau sang chấn không đặc trưng: Có thể dẫn đến các rối loạn tâm căn như lo âu - ám ảnh sợ, phân ly (hysteria), nghi bệnh, trầm cảm…

-         Tiến triển lâu dài có thể dẫn đến biến đổi nhân cách, quay về thái độ phụ thuộc, bị động, nhi hoá, với những yêu sách về tài chính và cảm xúc.

       Tuỳ thuộc vào mức độ, tính chất của thảm hoạ và nhân cách, cơ địa của nạn nhân; các trạng thái phản ứng với stress này có thể gây tác hại với nhiều mức độ khác nhau. Nó có thể biến mất nhanh chóng hay để lại di chứng nặng nề tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc chăm sóc, hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân trước và ngay sau thảm hoạ đóng vai trò hết sức quan trọng.

     + Các hoạt động hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tâm thần:

-         Hoạt động trước thảm hoạ:

·        Tuyên truyền cho mọi người biết về thảm hoạ có thể xảy ra và bình tĩnh đối phó.

·        Chuẩn bị về phương án và các phương tiện để ứng cứu có hiệu quả.

-         Hoạt động ngay sau thảm hoạ:

·        Khảo sát, nắm tình hình, khám sức khoẻ cho mọi người.

·        Kịp thời chăm sóc, cứu chữa các nạn nhân bị thương, bị hoảng loạn về tinh thần.

·        Giúp mọi người thoát ra khỏi sự đe doạ.

·        Giúp mọi người đoàn tụ trong tình yêu thương.

·        Chia sẻ kinh nghiệm ứng phó.

·        Tạo cảm giác tình hình đã được kiểm soát càng sớm càng tốt.

·        Phân loại xem ai cần trợ giúp trước và giúp đỡ như thế nào?

         Kinh nghiệm các nước cho thấy, vai trò của các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần và tâm lý là rất quan trọng để hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân thảm hoạ. Đó là người lập kế hoạch và điều phối các ê-kíp hỗ trợ và chăm sóc, đồng thời là người tuyên truyền, tư vấn cho nạn nhân.

 

 

                                                          B.S. Ngô Văn Lương

                                                    Khoa Tâm Thần BVTW Huế

Tâm thần

20 cách làm giảm áp lực tâm lý
Biểu hiện thể chất ở bệnh nhân trầm cảm
Bạn có bị stress không?
Bệnh chứng tâm thể - căn bệnh vừa hư vừa thực
Bệnh Hysteria là gì?
Bệnh nhân mua thuốc gây nghiện không cần xin xét duyệt
Bệnh trầm cảm
Bệnh tâm căn hay gặp ở những người yếu đuối
Bệnh tâm thần có di truyền không
Bệnh tâm thần phân liệt
Bệnh tâm thần phân liệt có di truyền không?
Bị ám ảnh bởi những ý nghĩ đen tối
Chuyện ghi ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
Chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại nhà
Chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà
Chăm sóc sức khoẻ tâm thần: 1 bác sĩ/100.000 dân
Cách chăm sóc bệnh nhân loạn thần
Có sự tương đồng giữa thiên tư sáng tạo và bệnh tâm thần
Cơn hoảng sợ
Dấu hiệu sớm của bệnh tâm thần phân liệt
Gần 41% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh
Hysteria - một dạng bệnh tâm thần
Hội chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Kinh hoảng vô cớ - một dạng bệnh tâm thần
Kẻ cắp 4.000 chiếc đồ lót phụ nữ
Kỹ thuật sốc điện mới chữa trầm cảm
Liệu pháp tâm lý gia đình trong điều trị tâm thần phân liệt
Loạn thần do rượu gia tăng
Methadone có giúp cai nghiện?
Mắc tâm thần vì... học
Một phần tư nhân loại bị rối loạn tâm thần
Nhận diện “trầm cảm che dấu”
Những biểu hiện của chứng hoảng loạn
Những thói quen không tốt cho giấc ngủ
Những điều cần biết về bệnh tâm thần
Những điều cần biết về hội chứng cao ốc
Phẫu thuật tâm thần.
Rối loạn nhân cách chống xã hội
Rối loạn tâm thần mạn ở người bệnh động kinh
Rối loạn tâm thần tăng cao
Rối loạn tăng động giảm chú ý
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Rối loạn đa nhân cách
Sa sút trí tuệ có điều trị được không
Stress - một tác nhân gây trọng bệnh 
Stress có thể trở thành chết người với bệnh nhân tim
Stress làm suy giảm hệ miễn dịch
Sút cân báo trước bệnh mất trí
Sắp có thuốc trị bệnh nhút nhát
Sống chung với người tâm thần: Lúc nào nên, lúc nào không?
Thuốc lắc - Ectasy
Thuốc Prozac có thể làm tăng khuynh hướng muốn tự tử
Thầy thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Trầm cảm theo mùa cần trị bằng ánh sáng
Trị trầm cảm bằng sốc điện
Tác động của thảm hoạ đến sức khoẻ tâm thần và các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ tâm lý
Tâm thần - yếu tố quan trọng của sức khỏe
Tại sao lại khoe “của quí”?
Tự phát hiện bệnh tâm thần phân liệt
Tự tử vì áp lực học căng thẳng?
Vài hiểu biết căn bản về cần sa - BS. Nguyễn Ý-ĐỨC
Vợ không đi làm, chồng ít bị stress
Ăn cá có thực sự giúp làm giảm trầm cảm
Đau đầu do căng thẳng
Đi tù vì trộm tóc phụ nữ
Đái tháo nhạt có thể gây rối loạn tâm thần
Đừng nên căng thẳng

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ