BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
PTS. LÊ VĂN THẠCH
Khoa Tim mạch - Bệnh viện Hữu Nghị
Tăng huyết áp là một trong những bệnh để lại di chứng nặng nề và gây tử
vong cao. Tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp ở các nước phát triển vào
khoảng 15-20%. Theo những điều tra bước đầu ở Việt Nam tỷ lệ đó là 6-12%,
như vậy có trên 5 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp - một con số không nhỏ!
Vì vậy hiểu biết về bệnh tăng huyết áp và các phương pháp đề phòng mang ý
nghĩa hết sức quan trọng.
? Huyết áp là sự kết hợp áp lực do tim co bóp đẩy máu vào hệ
động mạch và lực đàn hồi của thành động mạch, làm cho máu có thể lưu thông
tới các tế bào, cung cấp cho chúng oxy và các chất dinh dưỡng, nhờ đó mà tồn
tại được sự sống. Khi tim co bóp, áp lực máu trong động mạch lớn nhất ta có
huyết áp tối đa, lúc tim nghỉ áp lực nhỏ nhất, đó là huyết áp tối thiểu.
? Huyết áp không ổn định mà có những giao động, tuy không
đáng kể: đêm huyết áp thấp hơn ngày, thấp nhất là lúc 2-3 giờ sáng, người
già cao hơn người trẻ, nữ thấp hơn nam. Thời tiết cũng ảnh hưởng tới huyết
áp, ví dụ: nhiệt độ thấp làm mạch co lại, huyết áp tăng lên. Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến nhịp sống căng thẳng của nền công
nghiệp hiện đại, cuộc sống đô thị ồn ào ô nhiễm, mức sống cao với chế độ ăn
uống không được kiểm soát chặt chẽ. Các yếu tố tâm lý, xã hội căng thẳng tạo
điều kiện cho tăng huyết áp phát triển. Người ta còn thấy cư dân sống ở nơi
sử dụng nhiều muối trong thức ăn, bệnh tăng huyết áp có tỷ lệ cao. Thuốc lá
gây co mạch ngoại vi làm huyết áp tăng lên, hút một điếu thuốc lá huyết áp
tối đa tăng 11mmHg kéo dài 20-30 phút. Hút nhiều có thể làm xuất hiện cơn
tăng huyết áp kịch phát rất nguy hiểm đối với người đã có bệnh tăng huyết
áp. Rượu cũng làm tăng huyết áp, người ta thấy nhiều trường hợp tai biến
mạch máu não sau khi uống rượu. Tổ chức Y tế Thế giới quy định mức huyết áp
dưới hoặc bằng 140/90mmHg là bình thường, huyết áp từ 140/90-160/95mmHg -
tăng huyết áp giới hạn, huyết áp trên 160/95mmHg là cao huyết áp chính thức.
Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy huyết áp người Việt Nam bình thường:
120-75mmHg, trong đó nam giới 122/76mmHg, nữ giới 119/75mmHg.
? Nếu thấy tăng huyết áp, việc đầu tiên là kiểm tra sức khỏe
toàn diện để tìm nguyên nhân (vì tăng huyết áp có thể chỉ là triệu chứng của
một bệnh nào đó: viêm thận mãn, hẹp động mạch thận, bệnh của tuyến thượng
thận, hẹp eo động mạch chủ bẩm sinh...). Hạn chế vừa phải nhưng lâu dài muối
trong thức ăn (chỉ dùng khoảng 3-4g mỗi ngày), tránh các loại thức ăn có
nhiều natri; nên dùng dầu thực vật, giảm mỡ động vật và các thức ăn chứa
nhiều cholesterol như tim, gan, bầu dục, óc, lòng đỏ trứng... tăng tỷ lệ
chất đạm ở cá, đậu trong khẩu phần thức ăn; tăng rau và hoa quả có nhiều
vitamin (C, D, E) cần thiết cho cơ thể; bỏ rượu, thuốc lá; rèn luyện thân
thể (đi bộ, tập thể dục thường xuyên, làm việc điều độ; đảm bảo giấc ngủ ban
đêm đủ và sâu...).
? Khi nào phải dùng thuốc điều trị đối với bệnh nhân tăng
huyết áp? Nếu huyết áp tăng nhẹ 160/95mmHg thì chưa cần uống thuốc hạ huyết
áp, mà nên áp dụng các biện pháp nói trên; theo dõi trong 3-4 tuần lễ, nếu
huyết áp không giảm, phải đến thầy thuốc chuyên khoa tim mạch khám và thực
hiện chế độ điều trị theo chỉ dẫn.
Bệnh tăng huyết áp phải điều trị lâu dài, liên tục mới hạn chế được bệnh
tiến triển, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Bệnh
nhân nên cộng tác chặt chẽ với thầy thuốc, tuân thủ nghiêm túc những quy
định trong ăn uống, sinh hoạt, công tác; và phải được thầy thuốc theo dõi
thường xuyên diễn biến bệnh để xử lý kịp thời.